Cổ phiếu ngân hàng phiên 15/9 diễn biến phân hoá với thanh khoản cạn kiệt

Cập nhật: 19:12 | 15/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Phiên giao dịch hôm nay (15/9) nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa khi ghi nhận 13 mã giao dịch dưới đường tham chiếu, 4 mã giữ giá và 10 mã tăng điểm. Thanh khoản nhóm này giảm 42% so với phiên trước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thị trường chứng khoán trong nước phục hồi sau nhịp đảo chiều ở phiên hôm qua, thanh khoản sụt giảm khi dòng tiền thận trọng ở các phiên tăng nhưng sẽ tăng ở các phiên giảm. Trong bối cảnh thanh khoản co hẹp, dòng tiền vẫn tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở các nhóm cổ phiếu như hóa chất, bất động sản, ngân hàng,…

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE giảm còn 9.779 tỷ đồng so với mức mức 13.460 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 13.757 tỷ đồng của tuần trước. Tổng cộng có 386 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 547 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. (Nguồn: KBSV)
Đồ thị kỹ thuật VN-Index. (Nguồn: KBSV)

Cổ phiếu ngân hàng phân hoá

Phiên này, nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa khi số mã tăng gần bằng số mã giảm với biên độ dao động không đáng kể, ngoại trừ mã EIB. Cụ thể, cổ phiếu này ghi nhận phiên tăng mạnh thứ hai liên tiếp, tăng 6,8% lên 35.300 đồng/cp, bứt phá khỏi vùng kháng cự ngắn hạn cùng thanh khoản tích cực.

Các cổ phiếu còn lại trong danh sách tăng giá đều có biên độ dưới 1,5% và hầu hết đều giao dịch trên sàn HNX và thị trường UPCoM. Đại diện nhóm vốn hoá lớn chỉ có "anh cả" VCB khi nới rộng độ cao trong phiên chiều lên 1,1% và là lực đỡ chính của chỉ số trong phiên hôm nay.

Ngược lại, cổ phiếu BID lại đứng đầu chiều giảm với tỷ lệ 2,1% và đóng cửa tại 35.750 đồng/cp. Một số bluechip khác cũng giao dịch suy yếu trong phiên gồm MSB, MBB, LPB, VIB, OCB, TCB, SHB...

Về thanh khoản, phiên 15/9 thanh khoản nhóm ngân hàng chỉ đạt 1.100 tỷ đồng, giảm 42% so với phiên trước. Toàn ngành không có cổ phiếu nào khớp lệnh trên 10 triệu đơn vị. Mã giao dịch tích cực nhất là VPB với hơn 9 triệu đơn vị.

Với giao dịch khối ngoại, nhóm này đẩy mạnh quy mô bán ròng lên tới 82 tỷ đồng trong phiên hôm nay và ghi nhận phiên xả thứ 5 liên tiếp. Trong đó, tiếp tục bán mạnh cổ phiếu STB với 46 tỷ đồng.

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng phiên 15/9
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng phiên 15/9

Nhận định chứng khoán ngày 16/9

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index tăng điểm với biên độ mở rộng trong phiên trước khi dần suy yếu và đánh mất một phần thành quả đạt được về cuối phiên. Sự hình thành của mẫu nến spinning trung tính cùng thanh khoản sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong phiên đáo hạn phái sinh.

Mặc dù cơ hội mở rộng xu hướng hồi phục vẫn được bảo lưu, chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp điều chỉnh giằng co trong những phiên tới với vùng cản gần được đặt quanh 1.24x. Nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự đã đề cập và khống chế tỷ trọng ở mức an toàn.

Chứng khoán BIDV (BSC)

Thị trường có 12/19 ngành tăng điểm, tuy nhiên số mã giảm lại nhiều hơn hẳn số mã tăng cho thấy dòng tiền có sự phân hóa trong mỗi ngành. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX. Hiện tại thị trường chưa rõ xu hướng, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1.240 - 1.250 trong những phiên tới.

Chứng khoán MB (MBS)

Thị trường phục hồi trên nền thanh khoản thấp trong bối cảnh hiện nay được xem là tín hiệu tích cực. Dòng tiền đang có sự phân hóa do vậy ngay cả trong cùng một nhóm cổ phiếu thì việc lựa chọn cũng không dễ như ở các tuần trước.

Các nhóm cổ phiếu có câu chuyện hoặc được hỗ trợ như: phân bón, hóa chất, cảng biển, bất động sản khụ công nghiệp,… vẫn được sự chú ý của dòng tiền. Vẫn giữ nguyên quan điểm nhà đầu tư có thể thong thả “nhặt” lại các cổ phiếu được dòng tiền chú ý.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ tiếp tục “sideways” và VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.240 – 1.255 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp.

Đồng thời, khối lượng giao dịch có thể tăng nhẹ do ảnh hưởng từ hoạt động cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF, nhưng khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp do tâm lý nhà đầu tư vẫn còn bi quan với diễn biến hiện tại khi các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi động thái của Fed trong cuộc họp ngày 21/9/2022.

Tuy nhiên, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao cho nên cần quan sát thêm để đánh giá khả năng giữ được mức hỗ trợ 1.240 điểm của VN-Index. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp 30 - 35% danh mục và hạn chế mua mới giai đoạn này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Nếu Ngân hàng Nhà nước nâng trần tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá

Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) cho biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang cố gắng ổn định tỷ giá ...

Sacombank rao bán loạt căn hộ chung cư, đáng chú ý Penthouse giá chỉ từ 5 tỷ đồng

Sacombank đang rao bán căn Penthouse thô thuộc Dự án Xi Grand Court (quận 10, TP HCM) với giá chỉ từ 5,2 tỷ đồng, giảm ...

Cổ phiếu ngân hàng đã tạo đáy và đang có định giá hấp dẫn

So với mức P/B lịch sử, thị giá của nhiều ngân hàng vẫn đang giao dịch dưới mức trung bình 5 năm. Chứng khoán Mirae ...

Thu Thủy