Cổ phiếu đầu ngành giảm mạnh, VNM "gồng gánh" giữ VN-Index lại mốc 1.020

Cập nhật: 06:49 | 24/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Cùng với đà giảm chung của thị trường, các cổ phiếu đầu ngành chính là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm mạnh trong tuần qua...

Tự doanh giao dịch dè dặt, giảm mạnh quy mô bán ròng tuần VN-Index quay đầu đi xuống

Sau những nhịp phục hồi tốt của tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam lại chứng kiến áp lực điều chỉnh mạnh trong tuần 17-21/10. Đặc biệt với phiên thứ 6 mất gần 39 điểm, chỉ số chính VN-Index lùi về dưới ngưỡng 1.020 điểm. Tính cho cả tuần, VN-Index giảm tổng cộng 42,03 điểm (3,96%) xuống còn 1.019,82 điểm. Tương tự, HNX-Index cũng giảm hơn 10 điểm (4,6%), kết tuần tại 217,41 điểm.

Thị trường..

Trong bối cảnh thị trường giảm mạnh, thanh khoản chỉ xấp xỉ ngưỡng 11.500 tỷ đồng/phiên, giảm 18% so với tuần trước cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng trước những rủi ro ngắn hạn về biến động của thị trường.

Cùng với đà giảm chung của thị trường, các cổ phiếu đầu ngành chính là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm mạnh trong tuần qua. Cụ thể, một số cổ phiếu đầu ngành như VHM của nhóm bất động sản, HPG của nhóm thép, MWG của nhóm bán lẻ, GVR của nhóm cao su, GAS của nhóm xăng dầu,… đã lấy đi lượng lớn điểm số của VN-Index. Trong đó, VHM là cổ phiếu có mức kéo giảm lớn nhất với 4,2 điểm, xếp ngay sau là HPG với 3,7 điểm.

Ngoài các cổ phiếu đầu ngành kể trên, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng góp phần vào đà giảm của chỉ số khi có 3 cổ phiếu thuộc nhóm này nằm trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất, gồm TCB, MBB và CTG. Tính riêng 3 cổ phiếu này, chỉ số đã bị mất 5,5 điểm.

Trong khi đó ở chiều ngược lại, VNM đang giữ vai trò là trụ cột của chỉ số khi dẫn đầu nhóm kéo tăng với 1,6 điểm. Xếp ngay sau là SAB - một cổ phiếu đồ uống khác với 0,8 điểm. Ngoài 2 cổ phiếu vừa kể, các cổ phiếu còn lại của nhóm kéo tăng như REE, DHG, BWE, CAV,… đều có mức kéo khá khiêm tốn khi chỉ từ 0,2 điểm trở xuống.

Về diễn biến của rổ VN30, sắc đỏ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối khi có đến 27 cổ phiếu nằm trong nhóm kéo giảm và chỉ có 3 cổ phiếu thuộc nhóm kéo tăng. Dẫn đầu nhóm kéo giảm là HPG với 8,6 điểm, còn ở hướng ngược lại, VNM là cổ phiếu “gánh” chỉ số mạnh nhất trong tuần qua với 2,7 điểm.

Đối với HNX-Index, cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất trong tuần qua là IDC với 1 điểm kéo giảm. Trong khi đó, dẫn đầu nhóm kéo tăng là PTI nhưng chỉ giúp chỉ số mang về 0,06 điểm.

Theo xu hướng chung, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại giao dịch dè dặt. Quy mô bán ròng cổ phiếu toàn thị trường thu hẹp còn 145,5 tỷ đồng, tuần trước đó là 1.618 tỷ đồng). Khối tự doanh bán ròng 3/5 phiên của tuần, tập trong vào phiên cuối tuần với quy mô bán ròng hơn 210 tỷ đồng cổ phiếu sàn HOSE.

Tính chung cả tuần, giá trị bán ròng trên HOSE giảm còn gần 183 tỷ đồng. Hoạt động bán ra chủ yếu qua kênh khớp lệnh. Song, quy mô bán khớp lệnh giảm sâu từ 2.045 tỷ đồng tuần trước xuống còn 652 tỷ đồng tuần này.

Ngược lại, sàn HNX và UPCoM tiếp tục được mua ròng với giá trị 16,8 tỷ đồng và 20,4 tỷ đồng. Quy mô mua vào cao hơn nhiều lần tuần trước đó. Sản phẩm chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền bị bán ròng tuần thứ 4 liên tiếp với giá trị 255 tỷ đồng. Khối tự doanh đã có chuỗi bán ròng 18 phiên với sản phẩm này.

Về diễn biến giao dịch khối ngoại, sau khi trở lại mua ròng mạnh hồi đầu tháng, đà mua ròng đã suy yếu đáng kể trong tuần qua, đặc biệt dưới áp lực bán ròng mạnh cuối tuần, khiến tổng giá trị mua ròng thu hẹp về chỉ còn 27 tỷ đồng. Cụ thể, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng 38 tỷ đồng, tuy nhiên bán ròng 11 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó càng thu hẹp thêm đà mua ròng trong cả tuần.

Xu hướng ngắn hạn chưa thể cải thiện

Theo CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), sau tuần phục hồi trước, VN-Index tiếp tục phục hồi trong những phiên đầu tuần với thanh khoản suy giảm mạnh, dẫn đến áp lực bán mạnh gia tăng với thanh khoản đột biến ở phiên cuối tuần sau khi đáo hạn phái sinh. Kết thúc tuần VN-Index giảm -3,96% so với tuần trước về mức 1.019,82 điểm. Áp lực bán mạnh đến từ nhóm tài chính, ngân hàng, bất động sản từ những ảnh hưởng tiêu cực về tình hình trái phiếu.

VN-Index chỉ phục hồi kiểm tra lại vùng giá 1.069-1.075 điểm tương ứng vùng giá thấp trước thời điểm giảm mạnh ngày 07/10/2022 và chịu áp lực bán kiểm tra lại vùng hỗ trợ tâm lý quanh 1.000 điểm, cũng là vùng giá thấp nhất năm 2021. Xu hướng ngắn hạn chưa thể cải thiện với xu hướng trung hạn tiếp tục suy giảm, tê liệt dưới áp lực giải chấp, rút vốn mạnh khi kênh giá nối các vùng giá thấp nhất tháng 05, 07/2022 không giữ được hỗ trợ.

Thị trường đang chịu áp lực bán tương tương thời điểm khủng hoảng do đại dịch covid tháng 03/2020 với áp lực liên thông đến từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đây là trường hợp chưa có tiền lệ trước đây nên rất khó đánh giá mức độ rủi ro tối đa.

Nhà đầu tư duy trì tỉ trọng hợp lý. Có thể xem xét chọn lọc giải ngân một phần, tỉ trọng dưới trung bình, các mã cơ bản tốt sau quá trình giảm mạnh về các vùng hỗ trợ mạnh, định giá hấp dẫn và vẫn duy trì tăng trưỏng tốt.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Nhận định chứng khoán ngày 24/10/2022: Chờ động thái của dòng tiền trước quyết định bắt đáy

Thị trường chứng khoán trong nước đảo chiều giảm mạnh trong phiên cuối tuần với thanh khoản tăng đột biến khiến thành quả hồi phục ...

Khối ngoại thu hẹp đáng kể đà mua ròng, tập trung bán mạnh HPG tuần từ 17-21/10

Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh trong tuần từ ngày 17 - 21/10, khối ngoại cũng theo đó mà thu hẹp đáng kể đà ...

Thị trường chứng khoán ngày 24/10/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

VN-Index có tuần quay đầu điều chỉnh mạnh; FLC Stone (AMD) đã tìm được đơn vị kiểm toán; Cổ đông lớn tại BAF mua không ...

Nguyên Nam

Tin liên quan