Chuyên gia nói gì về việc giá xăng trong nước ngày càng "leo thang"?

Cập nhật: 10:17 | 15/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng dầu trong nước liên tục "leo thang" khiến nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh lao đao, đời sống người dân càng khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài

Giá thép hôm nay 15/11/2021: Quay đầu giảm phiên giao dịch đầu tuần

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 15/11/2021: Vàng SJC tăng giảm trái chiều

Giá xe SH 2021 mới nhất ngày 15/11/2021 tại Hà Nội

Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ có giải pháp giảm thuế mới có thể giữ giá bán xăng dầu trong nước không tăng thêm trong bối cảnh Quỹ bình ổn giá xăng dầu cạn kiệt, không còn nguồn để xử lý nữa.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Quỹ bình ổn giá (BOG) đã chi liên tục với mức từ 100 - 2.000 đồng/lít/kg. Do việc sử dụng công cụ Quỹ BOG, giá xăng dầu trong nước đã thấp hơn mức biến động của giá xăng dầu thế giới (giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường thế giới dùng để tính giá cơ sở tăng từ 59,08% - 76,03% trong khi giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay chỉ tăng 40,23% - 52,59%).

0209-giaxang
Ảnh minh họa

Ông Bùi Ngọc Bảo, quyền Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đề xuất: Để kìm giá tăng, cơ quan quản lý có thể cân nhắc giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường (hiện thu ở mức tối đa 4.000 đồng/lít xăng RON 95; 3.800 đồng/lít xăng và 2.000 đồng/lít dầu diesel). Hiện chỉ thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt là còn dư địa có thể giảm.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), xăng, dầu là sản phẩm đầu vào quan trọng của nền kinh tế, không có giải pháp bình ổn sẽ tác động bất ổn đến toàn bộ nền kinh tế, tác động đến tăng trưởng GDP cũng như gây ra lạm phát, làm tăng phí đầu vào, nhất là đối với ngành vận tải.

Theo PGS TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), ngoài công cụ quỹ Quỹ BOG, Bộ Tài chính cần xem xét giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu, trong đó có thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc giảm thuế này sẽ gây áp lực lên nguồn thu ngân sách. Mặt khác, để giảm thuế cần trình cấp có thẩm quyền xem xét nên không thể quyết trong ngắn hạn.

PGS TS, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đề xuất: Bên cạnh việc nghiên cứu các biện pháp hợp lý để điều hành giá xăng dầu nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, nhất là khi các doanh nghiệp, cần triển khai các gói hỗ trợ tài chính để bù đắp chi phí nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao cho doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm ổn định thị trường.

"Nhà nước không nhất thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp vào giá xăng dầu, mà gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp vào chi phí sản xuất kinh doanh, khi đó mới tạo ra động lực tăng trưởng", ông Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Sau 5 lần tăng, giá xăng hiện đã tiến sát 25.000 đồng/lít, còn giá dầu lần lượt tăng 63 - 74% so với cùng kỳ năm ngoái, cùng với đó các chi phí bảo trì, bến đỗ cũng theo chiều đi lên đã khiến các doanh nghiệp vận tải phải tăng giá dịch vụ từ 5 - 10%.

Theo điều chỉnh giá bán lẻ trong nước của liên Bộ Công Thương - Tài chính ngày 10/11, giá xăng E5 RON 92 là 23.660 đồng một lít (tăng 550 đồng); RON 95 là 24.990 đồng một lít (tăng 660 đồng). Như vậy, giá xăng RON 95 đã tiến sát ngưỡng 25.000 đồng một lít, chỉ còn cách mức "đỉnh" lịch sử thiết lập hồi tháng 7/2013 (25.070 đồng một lít) khoảng 80 đồng.

Với đợt tăng lần này, giá xăng trong nước đã có đợt tăng thứ 5 liên tiếp từ đầu tháng 9/2021 đến nay. Mỗi lít xăng RON 95 tăng thêm gần 3.900 đồng so với cách đây 2 tháng, còn E5 RON 92 thêm gần 3.800 đồng.

Thu Uyên (Tổng hợp)