Chứng từ sử dụng vốn - đừng đùa với rủi ro

Cập nhật: 16:40 | 05/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh rủi ro. Và dường như câu chuyện về chứng từ sử dụng vốn là hình ảnh biết nói về việc các ngân hàng đang "bán" rủi ro cho chính nhân viên của mình? Bởi đã là dân tín dụng, ai cũng biết các quy định rất chặt chẽ về chứng từ sử dụng vốn. Nhưng đa số cán bộ tín dụng vẫn đang đùa với rủi ro.  

chung tu su dung von dung dua voi rui ro Doanh nghiệp khó sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ vay vốn ngân hàng
chung tu su dung von dung dua voi rui ro Làn gió mới từ Bancassurance, hãy là cuộc "hôn nhân" tự nguyện giữa khách hàng và ngân hàng!
chung tu su dung von dung dua voi rui ro Năng lượng sạch hút vốn ngân hàng

Quy định pháp luật về chứng từ sử dụng vốn

Quy định tín dụng nội bộ của các ngân hàng không được xem là văn bản pháp lý. Tuy nhiên, đây là văn bản rất quan trọng đối với dân tín dụng. Bởi quy định tín dụng nội bộ chính là văn bản pháp điển hóa, cụ thể hóa và chi tiết hóa tất cả các quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Quy định tín dụng nội bộ là văn bản thường xuyên được các ngân hàng liên tục cập nhật và thay đổi cho phù hợp với các quy định pháp luật.

Có một điều mà các bạn làm tín dụng cần lưu ý, mặc dù quy định tín dụng nội bộ của các ngân hàng không phải là văn bản pháp lý; tuy nhiên, nếu rủi ro pháp lý có xảy ra cho nhân viên tín dụng khi thực hiện đúng quy định tín dụng nội bộ của ngân hàng thì được xem xét miễn trừ trách nhiệm. Cụ thể, trở lại vấn đề quy định về chứng từ sử dụng vốn. Nếu nhân viên tín dụng thực hiện đúng quy định tín dụng nội bộ của ngân hàng A trong việc kiểm tra chứng từ sử dụng vốn, nhưng lại vi phạm các quy định pháp luật. Trong trường hợp này, nhân viên tín dụng có thể được miễn trừ trách nhiệm và người ký ban hành quy định tín dụng nội bộ sẽ chịu trách nhiệm.

chung tu su dung von dung dua voi rui ro
Ảnh minh họa

Cán bộ tín dụng vẫn tích tụ rủi ro cho chính mình?

Vẫn biết rằng, dân tín dụng ai cũng nằrủi ro lòng các quy định pháp luật trên, các quy định về cho vay, kiểm tra và thu thập chứng từ sử dụng vốn của khách hàng. Nhưng liệu có ai biết rằng, những hành vi thường ngày mà dân tín dụng vẫn làm là đang tự tích tụ rủi ro cho chính mình? Ngân hàng là nghề kinh doanh rủi ro. Và phần lớn cán bộ tín dụng vẫn đang đùa với rủi ro. Cụ thể:

Thứ nhất, nhiều cán bộ tín dụng và cấp phê duyệt vẫn biết rằng cho vay trái mục đích và chắc chắn khách hàng sẽ không thể có chứng từ sử dụng vốn nhưng vẫn trình và duyệt cho vay.

Thứ hai, khi khách hàng không thể cung cấp chứng từ sử dụng vốn khi cho vay sai mục đích thì dân tín dụng lại "lách" sang một mục đích sử dụng vốn là vay tiêu dùng. Và từ đó, những hóa đơn, phiếu thu liên quan đến mua hàng hóa, thiết bị tiêu dùng lại được dân tín dụng tự tạo lập chứng từ khống.

Thứ ba, có những trường hợp khách hàng vay tiền tại ngân hàng này để sang ngân hàng khác để gửi tiết kiệm, hưởng chênh lệch lãi suất. Nhưng cán bộ tín dụng vẫn có cách để tìm chứng từ sử dụng vốn để hợp thức hóa mục đích sử dụng vốn của khách hàng!

Thứ tư, có trường hợp vay với mục đích kinh doanh lúa gạo; nhưng thực chất là để làm kinh doanh tài chính (gửi tiết kiệm tại ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất). Những trường hợp này cũng lại được chính các cán bộ tín dụng thu thập và "chế tạo" ra các chứng từ sử dụng vốn để hợp pháp hóa mục đích sử dụng vốn cho khách hàng. Đó là hàng loạt phiếu thu từ nông dân mà không ai xác định được nông dân đó là ai! Tập quán mua lúa nhỏ lẻ của nông dân thường cho phép sử dụng tiền mặt. Và đó là kẽ hở để các cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng "lách" thay vì phải chuyển khoản để chứng minh dòng tiền đúng mục đích.

Thứ năm, nghiêm trọng hơn, có trường hợp còn cạo xóa hóa đơn, chứng từ hoặc mua hóa đơn khống cho khách hàng.

Thứ sáu, có cán bộ tín dụng còn hướng dẫn khách hàng chuyển khoản lòng vòng qua nhiều công ty, nhóm công ty gia đình để chứng minh dòng tiền giả tạo để hợp thức hóa quy định về giải ngân chuyển khoản và kiểm tra dòng tiền.

Thứ bảy, mặc dù NHNN đã cấm cho vay với mục đích để mua vàng miếng. Nhưng đâu đó vẫn còn cán bộ tín dụng hết sức hồn nhiên cho vay để khách hàng mua vàng miếng bằng việc cầm cố lại bằng chính số vàng đó để làm tài sản đảm bảo. Và tiền giải ngân trở thành vốn để phục vụ mục đích mua vàng miếng của khách hàng. Và chứng từ sử dụng vốn trong trường hợp này lại được các cán bộ tín dụng bằng nhiều cách để hợp thức dễ dàng.

Thứ tám, cho vay cho vay tiêu dùng là mảnh đất màu mỡ để các tổ chức tín dụng hợp thức hóa và hợp pháp hóa chứng từ sử dụng vốn cho khách hàng. Bởi mục đích tiêu dùng thì có rất nhiều chứng từ dễ thu thập hoặc cán bộ tín dụng tự tạo lập được như hóa đơn mua điện thoại, mua ti vi, phiếu thu thanh toán mua tủ lạnh,...Đây là những chứng từ sử dụng vốn rất dễ bị khai thác cho mục đích hợp thức hóa mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Bởi không phải tất cả trường hợp vay tiêu dùng đều để tiêu dùng thật sự mà nhiều trường hợp khách hàng vay tiêu dùng để mua vàng miếng, đầu cơ bất động sản hoặc đơn giản là để trả nợ hay đáo hạn một khoản nợ khác…

Hoài Dương