Chủ tịch Trần Văn Dũng: Khối ngoại đang lưỡng lự rút vốn trên thị trường chứng khoán

Cập nhật: 10:46 | 25/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Với sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng với việc lãi suất ngân hàng xuống thấp kỷ lục tiếp tục khiến dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán khi thời gian qua, thị trường ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới tăng cao chưa có trong lịch sử.

Dù các tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam là điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu năm 2020 và năm tới, nhà đầu tư nước ngoài đổi hướng bán ròng trở lại sau 3 năm liên tiếp mua ròng song tính đến hết phiên giao dịch ngày 17/12, riêng sàn HOSE, khối ngoại bán ròng kỷ lục 13.300 tỷ đồng. Nếu loại trừ đi giao dịch thỏa thuận, khối ngoại sàn này bán ròng hơn 36.200 tỷ đồng.

Chủ tịch UBCKNN, Trần Văn Dũng. Ảnh: SJCV.

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng (Ảnh: SJCV)

Nhận định về diễn biến trên, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, khi trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài quy mô lớn có tâm lý giằng co, giữa quyết định đầu tư hay rút vốn tại chứng khoán Việt Nam trong năm 2020, một số tổ chức cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19, họ phải rút tiền khỏi các thị trường mới nổi.

Theo ông Dũng, năm 2020, thị trường trường khoán Việt Nam vượt qua “năm COVID-19” một cách ngoạn mục. Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi tăng trưởng dương, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tạo đà thuận lợi để phát triển trong năm 2021 và năm tiếp theo.

Tính đến hết tháng 11/2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản.

Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng trên hai sàn vào ngày 15/6/2020. Giá trị khớp lệnh cũng liên tục đạt trên 10.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 12/2020.

Đặc biệt, đến nay, VN-Index tăng trưởng hơn 60% so với mức đáy của thị trường trong năm 2020 và dòng tiền của nhà đầu tư nội “rót” vào rất lớn.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ, có những thời điểm như “cân não” khi dịch bùng phát, với việc nhà đầu tư ngoại rút vốn, nhà đầu tư nội “lăn tăn,” thậm chí một số ý kiến cho rằng dừng thị trường chứng khoán để thị trường ổn định hơn. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn kiên trì quan điểm không dừng thị trường, hạn chế tối đa can thiệp hành chính vào thị trường và thực tế thị trường đã phát triển thông suốt và hồi phục mạnh mẽ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Đầu tư của PVI AM cho rằng trong bối cảnh Covid-19, nền kinh tế nhiều nước suy thoái, nhà đầu tư ngoại đương nhiên phải giảm tỷ trọng một phần tài sản rủi ro trong đó có cổ phiếu.

Ở các thị trường đã kiểm soát tốt dịch như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… dòng vốn đã quay trở lại, nhưng tại Việt Nam thì chưa. Nguyên nhân vì Việt Nam vẫn đang xếp ở thị trường chứng khoán mới nổi, được đánh giá có mức độ rủi ro cao hơn so với các thị trường khác.

Dù vậy, sự xuất hiện của các quỹ ETF dựa trên các rổ cổ phiếu như VN30, VN Diamond… đã vớt lại được một phần nguồn tiền từ nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại mua ETF vì họ thích những cổ phiếu hết “room” nhưng đây củng chỉ là một câu chuyện nhỏ. Việc các quỹ đầu tư, nhà đầu tư ngoại tìm nhà đầu tư chiến lược, mua cổ phần mới là dòng tiền lớn cần quan tâm. Câu chuyện dài hạn của thị trường Việt Nam là nâng hạng, có nhiều hàng hóa tốt, cổ phiếu tốt để hấp dẫn nhà đầu tư.

Đề cập đến những mong muốn của nhà đầu tư ngoại, ông Lê Hải Trà, Phụ trách HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) kỳ vọng Luật Chứng khoán mới, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi có thể tháo gỡ vấn đề về giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.

Trong một số buổi trao đổi với nhà đầu tư ngoại, ông Trà cho hay họ không quá quan trọng đến mở "room" doanh nghiệp lên 100% mà quan tâm làm sao có thể đầu tư và sinh lời khi cổ phiếu của doanh nghiệp hết "room" tăng giá.

Ông Trà cũng cho rằng tìm ra giải pháp cho vấn đề trên liên quan đến nâng hạng thị trường. Chứng khoán Việt Nam được nâng hạng sẽ đi cùng với dòng vốn ngoại đổ vào thị trường thì họ sẽ mua cổ phiếu gì?”.

Trong khi đó, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, thực tế cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển với việc tài khoản chứng khoán mở mới tăng kỷ lục và trong khó khăn vẫn có những cơ hội.

Dịch bệnh COVID-19 khiến giao dịch trên mạng bùng nổ và giao dịch chứng khoán online cũng tăng mạnh. Đây là yếu tố dẫn đến tăng lượng giao dịch của nhà đầu tư.

Ông Quỳnh cho biết thêm, hiện nay có khoảng 50 triệu tài khoản ngân hàng, nhưng chỉ có 2,7 triệu tài khoản chứng khoán. Việc lãi suất tiền gửi giảm thì dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân đang có xu hướng dịch chuyển sang kênh chứng khoán.

Với sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và lãi suất duy trì thấp kỷ lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán. Thị trường ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới tăng cao chưa có trong lịch sử.

Tin tức doanh nghiệp niêm yết mới nhất ngày 25/12/2020

Tập đoàn Hà Đô sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 bằng tiền mặt; Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) thông báo ...

2020 - Nỗi buồn của cổ phiếu du lịch, hàng không

Cùng với các kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, hầu hết cổ phiếu nhóm hàng không, du lịch như ...

Chứng khoán Việt điều chỉnh mạnh, khối ngoại bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp trên HOSE

Phiên giao dịch 24/12 khép lại với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Cùng với đó, giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi ...

Minh Thuận T/H

Tin cũ hơn
Xem thêm