Chợ truyền thống “thất thế” trong mùa dịch khi người dân chuộng thực phẩm đóng gói hơn

Cập nhật: 16:48 | 29/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Theo thống kê của Bộ Công thương, doanh số bán hàng tại các chợ truyền thông trong mùa dịch đã giảm 50-80%. Một nguyên nhân dẫn đến sự sút giảm chính là tình trạng giãn cách xã hội khiến nhiều người hạn chế ra khỏi nhà. Cung và cầu cùng giảm khiến doanh số lao dốc.

cho truyen thong that the trong mua dich khi nguoi dan chuong thuc pham dong goi hon

Amazon tiếp tục tuyển dụng thêm 75.000 nhân viên mới do nhu cầu tăng cao

cho truyen thong that the trong mua dich khi nguoi dan chuong thuc pham dong goi hon

Bán hàng trực tuyến tăng trưởng mạnh trong mùa dịch

cho truyen thong that the trong mua dich khi nguoi dan chuong thuc pham dong goi hon

Tối đa sản phẩm và phương thức mua sắm tại VinMart & VinMart+ trong "mùa Covid-19"

Đương nhiên khi người dân không ra khỏi nhà, họ vẫn mua sắm sản phẩm thiết yếu. Theo sàn thương mại điện tử Lazada, từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 (giai đoạn người dân chưa giãn cách xã hội), doanh số thực phẩm đóng gói đã tăng hơn 50%. Chai khử khuẩn dạng xịt tăng 160% trong khi giấy tăng 60%.

Lotte Mart, đơn vị chủ quản của trang thương mại điện tử Speed L, cho biết hệ thống đang mở rộng trong mùa cao điểm. Số lượng đơn hàng của sàn tăng 150-200% so với ngày thường từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

cho truyen thong that the trong mua dich khi nguoi dan chuong thuc pham dong goi hon
Hình minh họa

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Quản lý cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE (Việt Nam) cho biết, tại thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, bán lẻ đa kênh và bán lẻ trực tuyến hoạt động khá tốt trong mùa dịch.

Trong đó, các sản phẩm từ tiêu dùng, mỹ phẩm đến xa xỉ phẩm như xe hơi, hoặc các dịch vụ như tham quan viện bảo tàng, tham quan bất động sản… đều có thể sử dụng được nền tảng bán lẻ trực tuyến.

Với những diễn biến trong quý vừa rồi cho thấy, bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam rất có tiềm năng để phát triển hơn nữa. Trong đó, lượng dân số trẻ dồi dào và hơn 70% dân số kết nối Internet, là một mức cao so với thế giới và Châu Á.

Mặc dù chứng kiến nhu cầu người dùng tăng vọt trong thời gian qua, các sàn thương mại điện tử vẫn bám sát chỉ thị của cơ quan chức năng, xử lí các mặt hàng vi phạm. Công văn số 59/TMĐT-QL của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trực thuộc Bộ Công thương đã yêu cầu các sàn xử lí triệt để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

Đến ngày 30/3/2020, các sàn đã xử lí tổng cộng khoảng gần 16.200 gian hàng và khoảng gần 32.880 sản phẩm vi phạm. Shopee, sàn thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, phát hiện nhiều gian hàng gian lận nhất.

Chỉ tính trong tuần cuối cùng của tháng 3, Shopee đã phát hiện và xử lí khoảng 1.650 gian hàng và khoảng 1.900 sản phẩm khẩu trang/khẩu trang y tế và dung dịch/gel rửa tay khô. Sendo xử lí khoảng 350 gian hàng và 500 sản phẩm.

Nguyễn My

Tin cũ hơn
Xem thêm