Chịu nhiều áp lực, dự báo xuất khẩu “hạ nhiệt” trong những tháng cuối năm

Cập nhật: 15:43 | 25/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Nhiều đơn vị cảnh báo rằng tăng trưởng các ngành xuất khẩu có thể bắt đầu suy giảm từ quý IV khi nhu cầu từ các đối tác thương mại chính của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ có thể yếu đi rõ rệt vì lạm phát và nhiều yếu tố thị trường khác.

Chịu nhiều áp lực, dự báo xuất khẩu “hạ nhiệt” trong những tháng cuối năm (Ảnh minh họa)
Chịu nhiều áp lực, dự báo xuất khẩu “hạ nhiệt” trong những tháng cuối năm (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 216,3 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so với năm 2021.

Tuy nhiên, dự báo từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Mỹ, EU chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái. Từ đó, nhu cầu cho các mặt hàng gia dụng, tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Các công ty chứng khoán đã lần lượt đưa ra nhiều phân tích cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022.

Cụ thể, CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam những tháng tới sẽ chịu nhiều áp lực hơn khi xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chậm lại, do nhu cầu tại các thị trường lớn giảm sút.

Cụ thể, 43% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến từ máy móc thiết bị, linh kiện điện tử đóng góp chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI. Trong khi đó tổng công ty lớn như Samsung (chiếm 50% tỷ trọng đóng góp giá trị xuất khẩu hàng điện từ của khối này) lại đang thu hẹp sản xuất, cắt giảm số ngày làm việc của công nhân từ 5 ngày/tuần xuống 3 ngày/tuần và khuyến khích các kỳ nghỉ cho công nhân tại nhà máy Việt Nam.

Một lo ngại nữa đó là đà tăng giá của mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông lâm thủy sản, gạo, thép,… có thể sẽ chững lại hoặc đảo chiều trong thời gian tới khi nguồn cung dồi dào.

Bên cạnh đó, theo KBSV, việc đồng VND tăng giá so với các đồng tiền của đối tác thương mại (do neo theo USD), khiến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giảm tính cạnh tranh.

Còn theo các chuyên gia của Chứng khoán VNDirect, nguyên nhân khiến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chậm lại không chỉ là nhu cầu của thế giới giảm tốc mà còn do việc đứt gãy chuỗi cung ứng.

VNDirect dự báo, sự thắt chặt của điều kiện tài chính toàn cầu cộng với đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn trong nửa cuối năm 2022.

Trong đó, căng thẳng Nga - Ukraine kéo dài hơn dự kiến, giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại Trung Quốc gây thêm lo ngại về tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, như trường hợp của Samsung, đã phải điều chỉnh kế hoạch sản lượng trong năm nay.

Do đó, VNDircet dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022 và đạt 14% cho cả năm 2022.

Với lo ngại về lạm phát ở các đối tác xuất khẩu chính vẫn đang ở mức rất cao và chưa có dấu hiệu lập đỉnh, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cảnh báo đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ đã rơi vào suy thoái kỹ thuật khi có quý thứ hai liên tiếp chứng kiến GDP suy giảm. Diễn biến này sẽ tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tới triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

VDSC: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong quý III/2022

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong quý III tuy nhiên sẽ ...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,5% hoàn toàn có cơ sở

Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều yếu tố cho thấy nền kinh tế của chúng ta đã quay lại ...

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 261/TB-VPCP ngày 23/8/2022 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện ...

Thu Thủy