[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 1/7/2021: Đảo chiều tăng trở lại

Cập nhật: 09:03 | 01/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng trong nước hôm nay điều chỉnh tăng từ 50.000 - 100.000 đồng/lượng tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. Trong khi đó, giá vàng thế giới tiếp tục giảm vì áp lực từ đồng USD tăng và giới đầu tư thận trọng khi chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ.

Giá vàng hôm nay 1/7/2021: Neo sát đáy hai tháng

Dự báo giá vàng ngày 1/7: Đà giảm kéo dài vì áp lực từ đồng USD?

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 30/6/2021: Biến động trái chiều sau khi xuống đáy 2 tháng

Cụ thể, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai hướng mua và bán. Trong khi đó, tập đoàn Doji và hệ thống PNJ (Bắc - Nam) đồng loạt đứng yên ở cả hai chiều giao dịch.

Doanh nghiệp Phú Quý niêm yết giá mua tăng 50.000 đồng/lượng và giá bán tăng 100.000 đồng/lượng. Hiện tại, giá trần mua vào của vàng miếng SJC chạm ngưỡng 56,45 triệu đồng/lượng vào giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở mốc 56,92 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng điều chỉnh tăng trong hôm nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 150.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K tăng 110.000 đồng/lượng và vàng nhẫn 14K tăng 90.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán.

0152-capnhatgiavang17
Ảnh minh họa

Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/7, giá vàng giao ngay giảm 0,15% xuống 1.767,9 USD/ounce vào lúc 6h50 (theo giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 cũng giảm 0,17% xuống 1.768,75 USD.

Vàng giảm khi đồng USD tiếp tục phục hồi khiến kim loại quý trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,02% lên 92,373.

Giá vàng biến động nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (30/6) vì giới đầu tư thận trọng khi chờ đợi báo cáo việc làm Mỹ được công bố vào cuối tuần. Vàng ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ 2016 vì sự thay đổi về lập trường chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ.

Trong tháng 6, giá đã giảm 7,6%, nhưng vẫn tăng 3,2% trong quý II.

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong gần một năm rưới vào tháng 6 khi thị trường lao động ngày càng lạc quan trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại, bù đắp lo ngại về lạm phát cao hơn.

Dữ liệu về bảng lương phi nông nghiệp của Bộ Lao động Mỹ, được công bố vào thứ Sáu (2/7), dự kiến sẽ cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới tạo ra 690.000 việc làm trong tháng này, so với 559.000 vào tháng 5, theo một cuộc thăm dò của Reuters.

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, mặc dù Fed tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng và làm giảm sức hấp dẫn của nó.

Trên thị trường các kim loại khác, giá bạc tăng 0,3% lên 25,81 USD/ounce. Giá palladium tăng 0,4% ở mức 2.686,81 USD và hướng tới mức tăng quý thứ 4 liên tiếp. Giá bạch kim tăng 0,2% lên 1.068,96 USD và đánh dấu quý và tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.

Tháng 6 tồi tệ của thị trường vàng

Giá vàng trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 đã neo gần đáy 2 tháng vì đồng USD tiếp tục phục hồi và giới đầu tư chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ để rõ hơn về lập trường chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Hôm 29/6, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết, ông rất lạc quan về nền kinh tế và ngân hàng trung ương có thể bắt đầu nâng lãi suất vào năm sau. Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.

Đồng USD tiếp tục phục hồi khiến vàng đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. Hiện tại, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền khác, tăng 0,08% lên 92,112.

Thêm vào đó, chứng khoán và tiền ảo cũng khiến nguồn tiền bị dịch chuyển khỏi kênh vàng. Nhà đầu tư đang có xu hướng bán vàng ra để tìm đến những nơi sinh lợi cao hơn.

Ngoài ra, trong tháng 6, xu hướng mua ròng vàng đã quay trở lại sau khi quỹ mua mạnh hơn 20 tấn vàng trong tháng 5. Nhưng khi cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed diễn ra, với quan điểm không mấy ủng hộ vàng, các quỹ đã liên tục xả vàng, đặc biệt là sau khi vàng rơi khỏi vùng hỗ trợ tâm lý 1.800 USD/ounce.

Các chiến lược gia tại TD Securities nhận định, USD mạnh hơn và lợi suất tăng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới diễn biến tiêu cực của vàng. Kim loại quý đang cần chất xúc tác để tái tạo đà tăng. Thị trường đã không có động lực mua kể từ sau cuộc họp của Fed và vàng có thể tiếp tục di chuyển theo kịch bản tiêu cực.

Karen Jones, trưởng nhóm nghiên cứu phân tích kỹ thuật của FICC tại ngân hàng Commerzbank cho biết, đây là thời điểm tốt cho USD bởi đồng tiền hàng đầu thế giới được coi là nơi tốt nhất trong thời kỳ đại dịch, khi vaccine ngừa Covid-19 tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang được triển khai nhanh chóng.

Kể từ ngày 1/6, kim loại quý đã giảm khoảng 7,6%. Tính theo hiệu suất tháng, vàng đang hoạt động tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2016 - thời điểm kim loại quý này giảm hơn 8%.

Theo chiến lược gia tiền tệ Ilya Spivak của DailyFX, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, được công bố vào cuối tuần có thể là nhân tố chi phối chính của thị trường trong ngắn hạn. Nếu dữ liệu cho thấy lạm phát tiền lương cao hơn và tăng trưởng việc làm mạnh mẽ, thị trường sẽ ghi nhận mức đáy tiếp theo của giá vàng.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm