Bộ trưởng Bộ Công Thương "bật mí" tín hiệu vui về sản xuất công nghiệp, thương mại đầu năm 2024

Cập nhật: 15:28 | 17/02/2024 Theo dõi KTCK trên

Tại buổi gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ngay sau Tết của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên “bật mí” tín hiệu vui về sản xuất công nghiệp, thương mại đầu năm 2024.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Xuân Giáp Thìn năm 2024 đã đến với những khởi sắc ban đầu, tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 1 của ngành Công Thương đã cho thấy những bước chuyển tích cực. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 18,3%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,3%.

Bộ trưởng Bộ Công Thương
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đạt kỷ lục với bước tăng trưởng 37,7%, trong đó xuất khẩu tăng 42% và nhập khẩu tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong tháng 1, cả nước ta đã đạt kim ngạch xuất nhập khẩu kỷ lục với con số 66,22 tỷ USD và tiếp tục xuất siêu trong tháng 1 đạt 2,92 tỷ USD. Cùng với đó, thị trường trong nước ổn định, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định.

Tiếp tục đà tăng trưởng của tháng 1, Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai các nhiệm vụ sau Tết: Khẩn trương hoàn thành những công việc bị tạm dừng, chậm tiến độ do nghỉ Tết và những công việc đã đến hạn phải hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ và quy định của pháp luật.

Chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh để kịp thời giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp chủ lực ngay sau kỳ nghỉ Tết; chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm, có tính lan tỏa để sớm đi vào vận hành, tạo năng lực sản xuất mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành.

Đối với các đơn vị liên quan đến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu như các Vụ: Dầu khí và Than, Thị trường trong nước, Kế hoạch - Tài chính; các Cục: Công nghiệp, Hóa chất, Điện lực và năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực, Xuất nhập khẩu và Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi sát diễn biến thị trường, nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu, điện để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,… bảo đảm cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cả nước được diễn ra thông suốt; đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm đối với những mặt hàng phục vụ đời sống nhân dân dịp Lễ hội đầu năm và các mặt hàng thiết yếu khác.

Các đơn vị liên quan đến công tác quản lý nhà nước, nhất là việc xây dựng, ban hành và tham mưu cấp thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện và bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ xây dựng Nghị định, Thông tư trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2024 đã được ban hành tại Quyết định số 3421/QĐ-BCT ngày 29/12/2023, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật có hạn hoàn thành trong quý I/2024 theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật.

Các đơn vị được giao chủ trì xây dựng quy hoạch ngành Quốc gia (Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch khoáng sản, Quy hoạch dự trữ xăng dầu) khẩn trương hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các kế hoạch thực hiện Quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản đã được duyệt năm 2023; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai các kế hoạch thực hiện Quy hoạch sau khi được phê duyệt.

Các đơn vị liên quan đến thị trường ngoài nước: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta là thành viên để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xúc tiến thương mại, tận đụng các cơ hội mở cửa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, thị trường lân cận còn tiềm năng, thị trường đối tác ký kết Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bắt tay ngay vào công việc, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết

Sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá về ...

Chủ tịch Quốc hội: Mọi quyết sách của Quốc hội đều phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Với mục tiêu luôn bám sát hơi thở cuộc sống, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mọi quyết sách của Quốc hội đều phải lấy ...

Ban Bí thư yêu cầu không để xảy ra tình trạng nghỉ Tết kéo dài, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp

Ngày 16/2, Ban Bí thư đã họp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư ...

PV

Tin cũ hơn
Xem thêm