Bản tin tài chính ngân hàng ngày 23/10: Phân hoá ngày càng rõ rệt giữa các ngân hàng trong việc áp dụng Basel II

Cập nhật: 10:34 | 23/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 23/10/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Phân hoá ngày càng rõ rệt giữa các ngân hàng trong việc áp dụng Basel II, Softbank thu về lợi nhuận tốt từ các khoản đầu tư tại Việt Nam,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2310 phan hoa ngay cang ro ret giua cac ngan hang trong viec ap dung basel ii

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 22/10: Tín dụng bất động sản tăng gần 15% trong 8 tháng đầu năm

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2310 phan hoa ngay cang ro ret giua cac ngan hang trong viec ap dung basel ii

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 21/10: Xử lí nợ xấu vướng từ qui định chồng chéo

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2310 phan hoa ngay cang ro ret giua cac ngan hang trong viec ap dung basel ii

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 19/10: Nguy cơ rửa tiền từ đồng tiền điện tử

Phân hoá ngày càng rõ rệt giữa các ngân hàng trong việc áp dụng Basel II

Trong các năm gần đây, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống luôn ở mức cao nhưng vốn điều lệ các ngân hàng lại không tăng ở mức tương xứng.

Theo số liệu từ NHNN, đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 591.800 tỉ đồng (tăng 2,57% so với cuối năm 2018 và tăng 15,5% so với cuối năm 2017) trong khi tăng trưởng tín dụng tính đến 19/8 đã đạt khoảng 7,6%.

Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 856.100 tỉ đồng, tăng 12,3% so với cuối năm 2018 và 29,7% so với cuối năm 2017. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) toàn hệ thống ở mức 11,9%.

Nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, hay còn gọi là Big4 là những ngân hàng cung ứng vốn nhiều nhất trong nền kinh tế cũng phải đối mặt với khó khăn từ tăng vốn.

Tuy vậy, "ông lớn" Vietcombank là ngân hàng đầu tiên được phê duyệt áp dụng chuẩn Basel II tại Việt Nam (cùng thời điểm với VIB).

Sự dẫn đầu của Vietcombank cũng không quá bất ngờ vì đây là một trong những ngân hàng có qui mô tài sản lớn nhưng tỉ lệ nợ xấu thấp và có nhiều thuận lợi trong quá trình tăng vốn.

Vào đầu năm nay, Vietcombank đã thực hiện bán vốn cho Mizuho nhằm duy trì tỉ lệ sở hữu và GIC để đưa mức nắm giữ lên 2,55% vốn cổ phần của ngân hàng. Thương vụ lần này đã giúp Vietcombank tăng vốn lên hơn 37.000 tỉ đồng, là ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai toàn hệ thống sau VietinBank.

Được biết thương vụ đã hoàn tất từ cuối tháng 12/2018 và đối tác cũng chuyển tiền xong cho Vietcombank trước ngày 4/1.

Trong thời gian qua, hầu hết ngân hàng đều lên kế hoạch tăng vốn nhưng không phải ngân hàng nào cũng có thể thực hiện được theo mục tiêu đặt ra.

Theo tổng hợp của người viết, trong số 29 ngân hàng thương mại khảo sát thì có tới 23 ngân hàng không thay đổi vốn điều lệ trong nửa đầu năm. Chỉ có 6 ngân hàng ghi nhận tăng vốn điều lệ gồm: Ngân hàng Quốc dân, LienVietPostBank, VietBank, Vietcombank, Bản Việt, Agribank (chỉ tăng nhẹ 0,1%).

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2310 phan hoa ngay cang ro ret giua cac ngan hang trong viec ap dung basel ii
Ảnh minh họa

Softbank thu về lợi nhuận tốt từ các khoản đầu tư tại Việt Nam

Ngày 22/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Masayoshi Son, Tổng Giám đốc Tập đoàn Softbank - tập đoàn đầu tư tài chính lớn nhất Nhật Bản với phạm vi đầu tư, kinh doanh trên toàn thế giới.

Thủ tướng đánh giá cao việc Softbank mở rộng đầu tư vào Việt Nam thông qua các dự án hợp tác đầu tư kinh doanh. Thủ tướng cũng hoan nghênh Softbank mở rộng các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Softbank cho biết, những năm qua, Softbank đều thu về lợi nhuận tốt từ các khoản đầu tư tại Việt Nam, nhất là thông qua các hoạt động đầu tư quỹ, các công ty công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao.

Ông Masayoshi Son cũng cho biết, Softbank đã đầu tư 3 tỉ USD vào Grab, giúp Grab trở thành tập đoàn kinh doanh vận tải công nghệ hàng đầu Đông Nam Á, nhất là ở các thị trường Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore… Softbank cũng đang đầu tư vào lĩnh vực thanh toán.

Tại cuộc tiếp, đại diện lãnh đạo Grab cho biết, nhờ khoản đầu tư của Softbank, Grab đã đầu tư hơn 200 triệu USD vào Việt Nam; tạo ra hơn 220.000 việc làm tại Việt Nam.

Grab đang triển khai đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính (fintech), công nghệ di động mới (mobility) và logistics.

Thủ tướng mong muốn Softbank cần mở rộng quy mô đầu tư hơn nữa, tạo dấu ấn mạnh tại thị trường Việt Nam bằng những dự án quy mô lớn.

Thủ tướng đề nghị không chỉ dịch vụ tài chính, vận tải công nghệ, Softbank cần hướng đến đầu tư vào Việt Nam trong cả những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, trong đó có dự án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo của Chính phủ Việt Nam.

ACB lãi sau thuế tăng 18% lên 4.448 tỉ đồng nhờ chi phí dự phòng giảm mạnh

Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí III/2019 với lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 4.448 tỉ đồng, tăng 18% so với cùng kì năm 2018 và đạt 76,4% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trong kì, các mảng hoạt động chính của ngân hàng như thu nhập lãi thuần, hoạt động dịch vụ, kinh doanh đầu tư chứng khoán đều tăng trưởng.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 8.783 tỉ đồng, tăng 18,3% so với cùng kì năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh 31,3% lên 1.411 tỉ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán mang về 71 tỉ đồng lãi thuần trong khi cùng kì năm trước lỗ 47 tỉ đồng.

Trong khi đó, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối 9 tháng giảm nhẹ 5,5% xuống còn 291 tỉ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm hơn 22% xuống 679 tỉ đồng.

Đáng chú ý, trong kì chi phí dự phòng rủi ro của ACB giảm mạnh 75% xuống còn 162 tỉ đồng. Nhờ đó, đẩy tăng trưởng lợi nhuận trước và sau thuế của ACB lên cao lần lượt là 24% và 18%.

Tính tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của ACB đạt 358.175 tỉ đồng, tăng gần 9% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 11,1% đạt 253.342 tỉ đồng; huy động tiền gửi của khách hàng tăng 10,4% đạt 298.007 tỉ đồng.

Cuối tháng 9, số dư nợ xấu của ngân hàng là 1.705 tỉ đồng, tăng 1,7% so với đầu năm. Tỉ lệ nợ xấu từ 0,73% giảm xuống còn 0,67%.

FE Credit, ngân hàng mẹ đã đóng góp bao nhiêu vào con số lợi nhuận hơn 5.700 tỉ đồng của VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa công bố báo cáo tài chính chi tiết riêng lẻ và hợp nhất quí III với một số điểm đáng lưu ý về sự khác biệt giữa lợi nhuận, tỉ trọng thu nhập từ lãi giữa ngân hàng mẹ và hợp nhất.

9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của VPBank đạt 5.111 tỉ đồng bằng 71% lợi nhuận hợp nhất đạt 7.199 tỉ đồng, thấp hơn khoảng 2.000 tỉ đồng. Lợi nhuận riêng lẻ của ngân hàng mẹ sụt giảm hơn 26% trong khi lợi nhuận hợp nhất tăng 17,4%.

Trong khi đó, cùng kì năm trước, con số lợi nhuận trước thuế riêng lẻ lại cao hơn so với mức ghi nhận tại báo cáo hợp nhất gần 600 tỉ đồng. Hiện tượng này cũng đã xảy ra trong năm 2017.

Cùng với đó, có thể nhận thấy doanh số cho vay của ngân hàng mẹ trong 9 tháng đầu năm chiếm 74,6% tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank (hợp nhất) nhưng thu nhập về lãi thuần mang về lại thấp hơn lãi từ hơn 25% dư nợ còn lại (tại các công ty con).

Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng mẹ đạt 9.108 tỉ đồng, tăng gần 18% so với cùng kì năm trước trong khi thu nhập lãi thuần từ các công ty con là 13.320 tỉ đồng, chiếm gần 60% tổng thu từ lãi thuần hợp nhất.

Mặc dù tín dụng tiếp tục tăng trưởng khá mạnh (14,5% theo BCTC hợp nhất) nhưng số dư nợ xấu cũng được kiểm soát chặt chẽ với tốc độ tăng tương đương. Đặc biệt, tỉ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng nhẹ tại ngân hàng mẹ (từ 2,72% cuối năm lên 2,91%) nhưng lại giảm ở các công ty con.

Theo cho biết từ VPBank, tỉ lệ nợ xấu của FE Credit vào cuối quí III là 5,21%. Số dư trái phiếu VAMC giảm mạnh từ 3.100 tỉ đồng xuống dưới 908 tỉ đồng, tương ứng giảm hơn 71%.

Việc kiểm soát số dư nợ xấu tại VPBank cho thấy ngân hàng đang nỗ lực tích cực cho việc tăng chất lượng tài sản có. Dư nợ tại công ty tài chính tiêu dùng cũng phần lớn được mở rộng từ nguồn khách hàng hiện có.

SeABank: Lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt 683 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa công bố BCTC Hợp nhất quý 3/2019.

Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 683 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều mảng hoạt động kinh doanh của SeABank tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong 3 quý đầu năm 2019 đạt 2.255 tỷ, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng vọt 213% lên 286 tỷ; lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 165%, đạt 61 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối kém khả quan, chỉ có lãi 15 tỷ, giảm 79%; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 87% xuống 22,6 tỷ.

Ngân hàng đã chi 1.413 tỷ cho chi phí hoạt động trong 9 tháng, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, chi cho nhân viên tăng 21,6% lên 725 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ là 570,5 tỷ, tăng nhẹ 4,7%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng vẫn đang "ngốn" khá nhiều lợi nhuận của ngân hàng, chiếm đến 45,5% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SeABank.

Cuối tháng 9/2019, tổng tài sản của SeABank đạt 152.559 tỷ, tăng 8,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,2% đạt 93.318 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 7,6% đạt 90.754 tỷ đồng.

Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/9 là 1.220 tỷ, giảm 45 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm từ 1,51% xuống 1,31%.

Hoài Dương