Bản tin tài chính ngân hàng ngày 19/10: Nguy cơ rửa tiền từ đồng tiền điện tử

Cập nhật: 09:31 | 19/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 19/10/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: ACB muốn bán ra hơn 35 triệu cổ phiếu quĩ với giá không thấp hơn 23.100 đồng/cp, đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Trung Quốc vẫn tăng mạnh,...

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1910 nguy co rua tien tu dong tien dien tu

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/10: Lãi trước thuế của ABBank đạt 856 tỉ đồng sau 9 tháng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1910 nguy co rua tien tu dong tien dien tu

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 17/10: Lãi sau thuế 9 tháng của Saigonbank gấp đôi cùng kì

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1910 nguy co rua tien tu dong tien dien tu

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/10: Mỗi tháng TCTD xử lí khoảng 9.600 tỉ đồng nợ xấu

ACB muốn bán ra hơn 35 triệu cổ phiếu quĩ với giá không thấp hơn 23.100 đồng/cp

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB) công bố phương án chào bán cổ phiếu quĩ nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Theo đó, ACB dự tính bán ra hơn 35,2 triệu cổ phiếu quĩ thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trên sàn. Thời gian giao dịch dự kiến là từ ngày 30/10 đến ngày 29/11.

ACB cho biết lượng cổ phiếu quĩ trên được chào bán với mức giá tối thiểu theo giá thị trường trung bình trong 20 ngày trước ngày giao dịch và không thấp hơn 23.100 đồng/cp.

Ước tính theo mức giá tối thiểu 23.100 đồng/cp, ACB dự kiến thu về ít nhất 813 tỉ đồng nếu thực hiện thành công giao dịch.

Hoạt động chào bán cổ phiếu quĩ của ACB diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu của ngân hàng này có xu hướng tăng trong những tuần gần đây. Tính từ mức đáy thấp nhất nhất (21.600 đồng/cp) được tạo lập vào ngày 7/8, thị giá cổ phiếu ACB đã tăng khoảng 11,6%.

Hiện tại, ACB đang nắm giữ hơn 41,4 triệu cổ phiếu quĩ. Do vậy, nếu bán hết lượng cổ phiếu đăng kí, ACB sẽ chỉ còn sở hữu 6,2 triệu cổ phiếu quĩ, tương đương 0,37% lượng cổ phiếu phát hành.

Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên 2019, ACB cũng đã thông qua phương án chào bán hơn 6,2 triệu cổ phiếu quĩ đang sở hữu để làm cổ phiếu thưởng, phân phối cho người lao đông.

Giá bán dự kiến không thấp hơn giá vốn bình quân của cổ phiếu quĩ là 16.072 đồng/cp. Tổng giá trị cổ phiếu quĩ tính theo mức giá này là khoảng 100 tỉ đồng. Số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu quĩ sẽ được sử dụng để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thời gian dự kiến bán ra là năm 2019, thời điểm cụ thể sẽ được HĐQT ngân hàng quyết định căn cứ vào tình hình thực tế và hồ sơ xin phép các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1910 nguy co rua tien tu dong tien dien tu
Ảnh minh họa

'Tâm lí găm giữ ngoại tệ và vàng trên thị trường giảm'

Theo báo cáo trình Quốc hội của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây, NHNN cho biết trong thời gian qua nhờ thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tâm lí găm giữ ngoại tệ và vàng giảm.

Đồng thời, qui mô hoạt động trên thị trường phi chính thức, thị trường ngoại tệ tự do đang ngày càng thu hẹp và bám sát tỷ giá liên ngân hàng.

NHNN nhận định việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm đã góp phần làm tăng tính linh hoạt và nâng cao vị thế của đồng Việt Nam và làm giảm tâm lí găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần làm tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường.

Tương ứng với lượng ngoại tệ mua được cho dự trữ ngoại hối (lên mức cao kỉ lục hơn 70 tỉ USD), NHNN đã cung ứng tiền đồng đưa vào lưu thông, bổ sung thanh khoản VND cho toàn hệ thống, thực hiện việc chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ thành nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, NHNN cũng áp dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác để vẫn đảm bảo được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

"Thị trường vàng tiếp tục diễn biến ổn định và tự điều tiết tốt", báo cáo nêu.

Trong thời gian gần đây, do giá vàng thế giới tăng nên giá vàng trong nước cũng tăng theo, nhưng thị trường vàng trong nước không có biến động lớn, bất thường, nhu cầu về vàng thấp. Từ năm 2014 đến nay, nền kinh tế không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp thị trường.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, mặc dù có nhiều áp lực từ những diễn biến trên thị trường quốc tế (diễn biến đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dự kiến về lộ trình chính sách của Fed,…), nhưng thị trường ngoại tệ vẫn duy trì hoạt động ổn định.

Tỷ giá trong nước tương đối ổn định, thanh khoản thị trường vẫn đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Ngày 30/9/2019, tỷ giá trung tâm ở mức 23.159 VND/USD, tăng 1,46% so với cuối năm 2018; tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng (23.202 VND/USD) và tỷ giá niêm yết mua - bán của Vietcombank (23.145 - 23.265 VND/USD) xấp xỉ mức cuối năm 2018.

Nguy cơ rửa tiền từ đồng tiền điện tử

Ngày 18/10, Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) cảnh báo việc các đồng tiền điện tử kiểu như đồng Libra của Facebook được sử dụng rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực phát hiện và ngăn chặn các mô hình rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố.

Theo cơ quan trên, các "stablecoins" (các loại tiền điện tử cơ bản được gắn với đồng tiền truyền thống) có tính ít biến động và không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương nào, có thể khiến công chúng chấp nhận rộng rãi và các thanh toán ngang hàng online mà không cần đến các cơ chế quản lý trung gian và do đó cản trở các nỗ lực ngăn chặn hoạt động tội phạm.

Trong bối cảnh Facebook đang thúc đẩy đồng Libra của mình vào thương mại điện tử và các thanh toán toàn cầu, cho rằng Libra sẽ mở rộng độ tiếp cận dịch vụ tài chính tại các nước đang phát triển, giảm chi phí cao và thời gian chuyển tiền lâu hiện nay, Nhóm các nước phát triển G7 (gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy) cho rằng việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử này sẽ đe dọa hệ thống tiền tệ thế giới và sự ổn định tài chính, do đó chỉ nên sử dụng những đồng tiền như Libra khi các rủi ro nêu trên được tháo gỡ.

Dự kiến sang năm 2020, FATF sẽ công bố báo cáo về "stablecoins" do bộ trưởng Tài chính và ngân hàng trung ương các nước thuộc nhóm 20 nền kinh tế G20 soạn thảo.

Kiểm soát ngoại tệ qua biên giới: Có gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu?

Việc chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán cho hợp đồng mua hàng và việc nhận nguồn thu ngoại tệ từ hợp đồng bán hàng trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa của thương nhân phải được thực hiện tại cùng một ngân hàng được phép.

Đó là một trong những quy định đang được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động thanh toán, chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và trong đó có quy định; "Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước".

Do đó, để kiểm soát hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài của thương nhân trong các giao dịch chuyển khẩu hàng hóa, đảm bảo các giao dịch thực hiện đúng mục đích, tuân thủ các quy định của pháp luật dự thảo Thông tư đã đưa ra quy định việc thanh toán, chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai giao dịch thanh toán, chuyển tiền riêng biệt là giao dịch chuyển tiền để thanh toán cho hợp đồng mua hàng và giao dịch nhận tiền từ hợp đồng bán hàng.

Hai giao dịch này, hay nói khác là mọi hoạt động thanh toán, chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa phải thực hiện thông qua ngân hàng được phép theo các phương thức thanh toán phù hợp với tập quán quốc tế.

Việc chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán cho hợp đồng mua hàng và việc nhận nguồn thu ngoại tệ từ hợp đồng bán hàng trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa của thương nhân phải được thực hiện tại cùng một ngân hàng được phép.

Dự thảo còn quy định, nguồn thu ngoại tệ từ hợp đồng bán hàng phải chuyển vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của thương nhân mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán. Thương nhân được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của thương nhân đó, ngoại tệ mua của ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài thanh toán cho các hợp đồng mua hàng.

Dự thảo còn quy định các hành vi bị cấm như sử dụng bộ hồ sơ chứng từ của một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa để thanh toán, chuyển tiền hoặc nhận nguồn thu ngoại tệ tại nhiều ngân hàng được phép. Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến các hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa để thực hiện thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài. Lợi dụng kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa để thanh toán, chuyển tiền cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận...

Do đó chỉ nên quy định là các giao dịch phải được thực hiện tại "các ngân hàng" được phép tại Việt Nam mà không phải là "cùng một ngân hàng".

Về quy định "nguồn thu ngoại tệ từ hợp đồng bán hàng phải chuyển vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của thương nhân mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán", nhiều ý kiến cho rằng đây là quy định bất hợp lý vì việc thương nhân có thể nhận ngoại tệ bằng tiền mặt rồi bán cho ngân hàng để lấy nội tệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước của mình.

Hoài Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm