Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/10: Lãi trước thuế của ABBank đạt 856 tỉ đồng sau 9 tháng

Cập nhật: 09:00 | 18/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/10/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Tài chính bốn 'ông lớn' ngân hàng qua báo cáo của Chính phủ, nhiều ngân hàng dồn dập báo lãi lớn trong 9 tháng,...

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1810 lai truoc thue cua abbank dat 856 ti dong sau 9 thang

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 17/10: Lãi sau thuế 9 tháng của Saigonbank gấp đôi cùng kì

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1810 lai truoc thue cua abbank dat 856 ti dong sau 9 thang

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/10: Mỗi tháng TCTD xử lí khoảng 9.600 tỉ đồng nợ xấu

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1810 lai truoc thue cua abbank dat 856 ti dong sau 9 thang

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 15/10: Lãi suất trái phiếu giảm sâu, áp lực giảm tiếp

Lãi trước thuế của ABBank đạt 856 tỉ đồng sau 9 tháng

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa thông báo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với 856 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 30% so với cùng kì.

Riêng lãi thuần từ dịch vụ đạt 117 tỉ đồng, tăng 62% so với kết quả 6 tháng đầu năm 2019.. Thu nhập từ lãi đạt 1.820 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kì 2018.

Tại thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản ngân hàng đạt 91.368 tỉ đồng, tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm.

Huy động từ khách hàng đạt 67.656 tỉ đồng, tăng 13% còn cho vay khách hàng 52.354 tỉ đồng, tăng 15%.

Trong đó, tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp, lần lượt tăng 7% và 6% so với kết quả 6 tháng năm 2019.

Nợ xấu của ABBank tiếp tục ở dưới 3%. Các chỉ số như ROA đạt 1,3%; ROE đạt 16,2% và CAR đạt 11,1%.

Tài chính bốn 'ông lớn' ngân hàng qua báo cáo của Chính phủ

Báo cáo Chính phủ vừa gửi đến Quốc hội báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc có một mục riêng về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng thương mại nhà nước.

Gồm, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Theo báo cáo, đến 31/12/2018 tổng tài sản cuả khối này đạt 4.785.986 tỉ đồng, tăng 341.419 tỉ đồng (7,7%) so với 31/12/2017.

Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 232.324 tỉ đồng, tăng 21.216 tỉ đồng (10,1%) so cuối năm 2017.

Vốn điều lệ 138.077 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước góp là 141.024 tỉ đồng. Gồm, Ngân hàng BIDV 32.573 tỉ đồng; Ngân hàng Vietcombank là 27.743 tỉ đồng; Ngân hàng Vietinbank là 24.001 tỉ đồng; riêng Ngân hàng Agribank vốn chủ sở hữu là 56.707 tỉ đồng; vốn điều lệ là 30.473 tỉ đồng.

Dư nợ cho vay khách hàng đạt 3.443.124 tỉ đồng, tăng 418.774 tỉ đồng (13,8%) so với 31/12/2017.

Nợ xấu (theo quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN) năm 2018 là 53.294,7 tỉ đồng, chiếm 1,35% so với tổng nợ, tỉ lệ tăng 0,15% so cuối năm 2017.

Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, đạt 3.704.484 tỉ đồng, tăng 390.484 tỉ đồng (11,8%) so với 31/12/2017.

Về kết quả kinh doanh, Chính phủ cho biết lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 40.852 tỉ đồng, tăng 8.587 tỉ đồng (26,6%) so cuối năm 2017.

Chỉ tiêu ROA (lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu) riêng lẻ tương ứng là 0,68 % và 14,1%.

Theo số liệu báo cáo, các ngân hàng không vi phạm các quy định về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; tỉ lệ khả năng chi trả; tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn; tỉ lệ cho vay so tổng tiền gửi; tỉ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ bình quân; tỉ lệ cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu so vốn điều lệ, Chính phủ thông tin.

Số liệu thu từ đầu tư, góp vốn mua cổ phần và đầu tư dài hạn năm 2018 của các Ngân hàng thương mại Nhà nước cũng được Chính phủ thông tin, cụ thể đạt 3.015,5 tỉ đồng. Trong đó, VietinBank 523 tỉ đồng; BIDV 2018 đạt 273 tỉ đồng, trong đó thu từ cổ tức đạt 221 tỉ đồng; và Vietcombank đạt 2.219,5 tỉ đồng, cổ tức cho cổ đông còn lại là 657,1 tỉ đồng.

Các ngân hàng khối này cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Đến cuối năm 2018, số nộp thuế của cả khối Ngân hàng thương mại nhà nước vào ngân sách nhà nước là: 8.908,4 tỉ đồng, trong đó Vietinbank đạt 2.190 tỉ đồng; BIDV đạt 3.090 tỉ đồng; Vietcombank đạt 2.219,48 tỉ đồng và Agribank đạt 1.409 tỉ đồng.

Khẳng định vốn đầu tư Nhà nước tiếp tục được bảo toàn và sinh lời, báo cáo cho biết vốn chủ sở hữu tăng khoảng 10,1% so với cuối năm 2017, trong đó vốn điều lệ tăng nhẹ 119 tỉ đồng (0,1%) so cuối năm 2017.

Báo cáo cũng nêu rõ, hiện nay, phương án tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước đang tiếp tục được trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định. Với thực trạng tài chính như hiện tại và nhu cầu vốn tự có để đáp ứng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, nhu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước là rất cấp thiết, đặc biệt trong thời gian tới, các ngân hàng thực hiện áp dụng chuẩn Basel II theo thông tư 41/2016/TT-NHNN và đáp ứng tiêu chuẩn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nhằm giữ mức xếp hạng tín nhiệm hiện tại.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1810 lai truoc thue cua abbank dat 856 ti dong sau 9 thang
Ảnh minh họa

Ngân hàng dồn dập báo lãi lớn trong 9 tháng

Mùa báo cáo tài chính quý 3 của các ngân hàng đã bắt đầu với hàng loạt cái tên báo lãi lớn thu hút sự chú ý của thị trường.

Đầu tiên là Vietcombank. Trong 9 tháng đầu năm nay, ngân hàng làm ăn tốt nhất hệ thống đã ghi nhận lợi nhuận cao kỷ lục 17.592 tỷ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt gần 86% kế hoạch của cả năm. Trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt lợi nhuận 17.250 tỷ đồng, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018. Các chỉ số ROAA, ROAE đạt tương ứng là 1,65% và 25,75%, tăng mạnh so với năm 2018 và cao hơn hẳn so với mặt bằng chung ngành tài chính ngân hàng.

Ngân hàng thứ 2 báo lợi nhuận tăng ấn tượng là MB. Trong 9 tháng đầu năm nay lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã đạt 7.086 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018. Thu nhập lãi thuần tăng 16% lên 3.734 tỷ đồng, trong khi thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 38% lên 368,4 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh khác tăng 1,5 lần lên 887 tỷ đồng, đồng thời hoạt động đầu tư góp vốn dài hạn cũng chuyển từ âm 48 tỷ đồng năm trước sang có lãi 160 tỷ đồng trong năm nay.

Ngân hàng Sacombank cũng nằm trong nhóm những nhà băng thông tin sớm nhất về kết quả hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.491 tỷ đồng, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản đạt 450.200 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 408.882 tỷ đồng, tăng 14,4%; cho vay đạt 290.934 tỷ đồng, tăng 13,1%.

Ngân hàng Tiên Phong TPBank cũng là một trong 5 ngân hàng có kết quả kinh doanh sớm nhất. Trong 9 tháng qua ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 2.404 tỷ đồng, tăng 790 tỷ đồng, tương đương tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2018 và hoàn thành trên 75% kế hoạch của cả năm.

Một ngân hàng khác vừa thông báo kết quả kinh doanh trong ngày 16/10 là LienVietPostBank. Báo cáo cho thấy trong 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đạt 1.636 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2018 và hoàn thành 86% mục tiêu kế hoạch năm 2019. Trong đó lợi nhuận riêng quý 3 đạt 519 tỷ đồng, tăng 49% so với quý 3 năm 2018.

Bất ngờ thông báo kết quả kinh doanh sớm, Saigonbank đã ghi nhận kết quả đột biến trong quý 3 năm nay, qua đó giúp lợi nhuận cả 9 tháng được cải thiện đáng kể. Cụ thể trong quý 3 lợi nhuận trước thuế đạt 132 tỷ đồng, cao gấp 13 lần cùng kỳ năm 2018. Trước đó trong nửa đầu năm Saigonbank chỉ đạt lợi nhuận hơn 88 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh quý 3 tích cực đã giúp lợi nhuận 9 tháng vượt 220 tỷ đồng.

Hai ngân hàng cùng sở hữu Nhà nước, chung định hướng, mục tiêu hoạt động: Một đằng nợ xấu hơn 17%, một bên chưa đến 1%

Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) họp phiên thường kỳ Quý III/2019. Theo báo cáo của NHCSXH, 9 tháng đầu năm 2019, NHCSXH đã chủ động làm việc với các Bộ, ngành ở Trung ương để tiếp nhận nguồn ngân sách bổ sung vốn điều lệ, vốn thực hiện chương trình; đồng thời, tích cực huy động vốn trên thị trường, nhận vốn ủy thác từ ngân sách các địa phương, tạo lập nguồn vốn để triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng.

Đến ngày 30/9/2019, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 210.201 tỷ đồng, tăng 15.780 tỷ đồng so với năm 2018. Tổng dư nợ đến 30/9/2019 đạt 200.813 tỷ đồng, tăng 13.021 tỷ đồng (+6,9%) so với cuối năm 2018, với hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 175.308 tỷ đồng, tăng 10.166 tỷ đồng (+6,2%) so với cuối năm 2018, hoàn thành 76,9% kế hoạch.

Đặc biệt, hiện nay số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn, lên tới 13.496 tỷ đồng.Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu... Kiểm toán Nhà nước đánh giá điều này khiến "tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động".

Tại Việt Nam, hai ngân hàng trên là hai mô hình đều thuộc sở hữu nhà nước và đều có định hướng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đối tượng phục vụ của VDB là tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

Còn Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngân hàng Chính sách xã hội được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Tiền gửi tại ngân hàng NCB tăng vọt, LNTT tăng 38% nhờ mạnh tay cắt giảm chi phí hoạt động

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019.

Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 24 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, các mảng kinh doanh của NCB kém khả quan hơn. Thu nhập lãi thuần trong kỳ chỉ đạt 705 tỷ, giảm 5% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ 5 tỷ, lãi từ hoạt động khác sụt giảm mạnh 94% xuống còn 5 tỷ. Điểm sáng duy nhất là hoạt động dịch vụ có lãi 26 tỷ, tăng 44%.

Do thu nhập hoạt động đi xuống, ngân hàng cũng buộc phải cắt giảm chi phí hoạt động xuống 604 tỷ (giảm 16%). Nhờ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 14% đạt 127 tỷ đồng.

Trong 9 tháng, NCB đã trích 33 tỷ cho chi phí dự phòng rủi ro và 70 tỷ cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc ngân hàng. Mức trích lập này cao hơn cùng kỳ khoảng 9 tỷ đồng.

Cuối tháng 9, tổng tài sản của NCB giảm 2,2% so với hồi đầu năm xuống 70.794 tỷ do giảm mạnh danh mục chứng khoán đầu tư. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,5% đạt 37.219 tỷ đồng, huy động tiền gửi khách hàng tăng mạnh tới 24% lên 58.343 tỷ đồng.

Thanh toán điện tử: Tiền mặt vẫn là ‘vua’ ở Việt Nam

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), dù được đánh giá là thị trường cực kỳ tiềm năng nhưng thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Các nghiên cứu cho thấy, Tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam. 90% giao dịch vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Hầu hết số liệu giao dịch mới chỉ tập trung vào giao dịch cơ bản.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), dù được đánh giá là thị trường cực kỳ tiềm năng nhưng thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Theo ông Hải, thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động trong quý I/2019 cho thấy, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet tăng 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3 % so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên dù tăng trưởng thuộc top đầu thế giới, song theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước. Đồng thời các mảng phát triển cũng không đồng đều, trong đó thương mại điện tử chủ yếu vẫn sử dụng tiền mặt với hình thức COD - Hàng đến thanh toán bằng tiền mặt.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu Statista, năm 2017, số lượng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 22% so với năm trước với tổng giá trị giao dịch ước tính vào khoảng 6,1 tỉ USD. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 12,3 tỉ USD vào năm 2022.

Mặc dù được ghi nhận có sự tăng trưởng ấn tượng tuy nhiên tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam đến nay vẫn rất thấp so với các nước láng giềng. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam hiện có số lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực ở mức 4,9%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan với gần 60% và Malaysia là gần 90%.

Báo cáo về kinh tế internet mới đây của Google cũng cho thấy, kể từ năm 2015, kinh tế Internet của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng lên đến 38% mỗi năm. Đến cuối năm 2019, các chuyên gia dự báo nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm mức 12 tỷ USD, đóng góp 5% vào tổng GDP trên cả nước. Tốc độ này đến từ 61 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, ngoài ra, trung bình người Việt dành đến 3 giờ 12 phút để sử dụng Internet mỗi ngày.

Không những phát triển nhanh, Việt Nam còn vươn lên trở thành nền kinh tế "số hóa" tốt nhất trong khu vực với sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử, nổi bật là cuộc chiến giành thị phần của các thương hiệu từ trong và ngoài nước.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm