Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/10: Mỗi tháng TCTD xử lí khoảng 9.600 tỉ đồng nợ xấu

Cập nhật: 09:12 | 16/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/10/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,4% so với đầu năm, hai nguyên nhân giúp tiền đồng ổn định, không bị mất giá theo nhân dân tệ,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1610 moi thang tctd xu li khoang 9600 ti dong no xau

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 15/10: Lãi suất trái phiếu giảm sâu, áp lực giảm tiếp

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1610 moi thang tctd xu li khoang 9600 ti dong no xau

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 14/10: VIB, OCB, SeABank hoàn tất tăng vốn điều lệ

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1610 moi thang tctd xu li khoang 9600 ti dong no xau

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 11/10/2019: Tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỉ đồng

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu các ngân hàng mua bắt buộc

Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42).

Cho biết tại hội nghị, đến nay, về cơ bản, các phương án cơ cấu lại gắn với xử lí nợ xấu của từng TCTD đã được NHNN phê duyệt. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững. Năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần;...

Chất lượng tín dụng của TCTD từng bước được cải thiện. Tính minh bạch trong hoạt động tín dụng cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần quan trọng giảm tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD. Tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tiếp tục được duy trì dưới mức 2% (đến 31/8/2019 là 1,98%).

Tại hội nghị, ban lãnh đạo NHNN tiếp tục yêu cầu các đơn vị tại trụ sở chính, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các TCTD và các đơn vị khác trong toàn ngành nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019. Trong đó tập trung vào một số giải pháp như:

(1) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lí về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, các cơ chế chính sách hỗ trợ cơ cấu lại gắn với xử l nợ xấu, qui định về quản trị, điều hành, quản lí rủi ro của các TCTD,... bảo đảm phù hợp thực tiễn tại Việt Nam và tiệm cận thông lệ quốc tế;

(2) Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án đã được phê duyệt để chỉ đạo xử lí kịp thời các khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai;

(3) Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tham mưu xử lí về vấn đề tăng vốn của các NHTMNN và cổ phần hóa Agribank;

(4) Tập trung xử lí phương án cơ cấu lại một số ngân hàng mua bắt buộc trên cơ sở bảo đảm tuân thủ đúng qui định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, đúng chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ;

(5) Tiếp tục xử lí các TCTD phi ngân hàng yếu kém trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và đặc thù cơ cấu lại đối với từng tổ chức. Phối hợp với các Bộ, ngành chủ quản trong việc xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại của các TCTD phi ngân hàng là công ty con của Tập đoàn trực thuộc;

(6) Tập trung xử lí và hoàn thiện cơ chế xử lí các Quĩ tín dụng nhân dân yếu kém không có khả năng phục hồi bằng các hình thức phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống;

(7) Tập trung chỉ đạo các TCTD rà soát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo qui định; chủ động nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh; tăng cường, đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu, triển khai quyết liệt, toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 nhằm đưa tỉ lệ nợ xấu về mức an toàn theo mục tiêu đã đề ra;

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1610 moi thang tctd xu li khoang 9600 ti dong no xau
Ảnh minh họa

BVSC: Mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,4% so với đầu năm

Theo khảo sát của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), kể từ giữa tháng 8, trên thị trường đã xuất hiện một cuộc đua lãi suất huy động trong nhóm các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần có qui mô vừa và nhỏ. Mức lãi suất cho các kì hạn dài (trên 6 tháng) đã được đẩy lên mức cao nhất 8,5 - 8,7%/năm.

BVSC cho rằng việc phải chuẩn bị vốn cho mùa kinh doanh cuối năm cũng như áp lực phải cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng các qui định về hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II và tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đua lãi suất trên.

So với thời điểm đầu năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động nhìn chung đã tăng khoảng 0,4%.

Đối với việc NHNN cắt giảm lãi suất điều hành vào giữa tháng 9, BVSC nhận định đây cơ bản là một động thái được thực hiện theo xu hướng chung của NHTW các nước trên thế giới trong bối cảnh rủi ro kinh tế toàn cầu suy giảm ngày càng tăng.

Tuy vậy, ở góc độ thực tế, tác động của việc giảm các loại lãi suất trên tại Việt Nam sẽ không quá lớn như ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu...

Lí giải về nhận định trên, BVSC cho biết việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam là đặt mục tiêu trực tiếp về khối lượng cung tiền thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) chứ không như FED hay ECB là điều tiết cung tiền thông qua mục tiêu trung gian là lãi suất.

Do đó, muốn biết Việt Nam có thật sự nới lỏng hơn chính sách tiền tệ hay không thì phải chờ các số liệu thực tế về tăng trưởng tín dụng và M2 trong thời gian tới. Trên thực tế tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 2/10 mới tăng 8,95%, thấp hơn con số của quí III/2018 và còn cách khá xa mục tiêu 14% cho cả năm nay.

Mỗi tháng TCTD xử lí khoảng 9.600 tỉ đồng nợ xấu

Ngày 15/10/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết hai năm triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội và Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

Báo cáo về kết quả cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, ông Nguyễn Trọng Du, Phó Chánh thanh tra, giám sát NHNN cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (theo Thông tư số 02) của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được duy trì dưới mức 2% (đến 31/8/2019 là 1,98%).

Thực tế triển khai cho thấy Nghị quyết 42 đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD trước đây. Lũy kế từ 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến 31/8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 236.800 tỉ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Tính trung bình từ 15/8/2017 đến 31/8/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9.600 tỉ đồng/tháng, cao hơn 4.700 tỉ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Italy áp dụng chính sách lãi suất âm với khách hàng gửi tiền lớn

Ngân hàng UniCredit của Italy sẽ áp dụng lãi suất âm đối với các khách hàng có khoản tiền gửi từ 1 triệu euro trở lên, thay vì mức tối thiểu 100.000 euro đưa ra trước đó.

Trong thông báo ngày 14/10, người phát ngôn của UniCredit cho biết chính sách lãi suất âm sẽ áp dụng đối với những khách hàng có các khoản tiền gửi hơn 1 triệu euro, chiếm chưa tới 0,1% số khách hàng của ngân hàng này. UniCredit có kế hoạch cung cấp cho những khách hàng này những lựa chọn thay thế trong việc đầu tư vào thị trường tiền tệ nhằm tránh nguy cơ lợi nhuận bị âm.

Các ngân hàng thương mại của châu Âu đã phải đối mặt với tình trạng lãi suất siêu thấp và thậm chí là âm trong những năm gần đây khi ECB cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Eurozone với nguồn tín dụng "rẻ." Theo ông Jean-Pierre Mustier, các ngân hàng cần tăng cường áp dụng lãi suất âm đối với các khoản tiền gửi lớn.

Đầu tháng 10 vừa qua, ECB đã giảm lãi suất tiền gửi xuống mức âm 0,5%, đồng nghĩa các ngân hàng thương mại phải trả phí để ECB nhận giữ các khoản tiền gửi của họ. Mặc dù lãi suất âm tác động tiêu cực tới lợi nhuận của các ngân hàng, song đến nay chỉ một số ngân hàng nhỏ ở Eurozone chuyển khoản chi phí này sang người gửi tiền và chỉ áp dụng đối với các khách hàng lớn.

Trong vòng 3 năm qua, các ngân hàng ở châu Âu, trong đó có UniCredit, đã cắt giảm 14.000 nhân viên trong bối cảnh phải thực hiện chính sách lãi suất âm và áp dụng các công nghệ số hóa.

Hai nguyên nhân giúp tiền đồng ổn định, không bị mất giá theo nhân dân tệ

Theo khảo sát của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), quí III/2019 chứng kiến diễn biến trái chiều giữa tỷ giá USD trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các ngân hàng thương mại (NHTM).

Theo đó, tính đến cuối tháng 9, tỷ giá trung tâm có mức tăng 1,5% trong khi tỷ giá giao dịch thực tế tại các NHTM gần như không thay đổi so với cuối năm 2018.

Đáng lưu ý, những lo ngại về việc VND sẽ giảm giá mạnh theo đà lao dốc của đồng nhân dân tệ (NDT) so với USD trên thị trường thế giới (hơn 4%) trên thực tế đã không diễn ra. Trong khi đó, hầu hết các đồng tiền tại các nước mới nổi ở châu Á đều giảm giá mạnh so với USD.

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, giảm giá mạnh nhất trong số các đồng tiền của các nước mới nổi (theo mẫu theo dõi của BVSC) là đồng won của Hàn Quốc (-7,8%), tiếp đến là NDT của Trung Quốc (-4,2%), rupee của Ấn Độ (-2,4%)…

Theo BVSC, có hai nguyên nhân chính giúp VND trụ vững, không bị mất giá theo NDT. Thứ nhất là cán cân thương mại của Việt Nam đã quay trở lại trạng thái xuất siêu mạnh trong quí III (đạt 4,28 tỉ USD), giúp tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường.

Thứ hai, mặc dù xuất hiện sức ép phải giảm giá VND nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu khi NDT giảm giá nhưng rủi ro Việt Nam bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ đã khiến việc bơm tiền đồng, mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước diễn ra thận trọng hơn.

Hoài Dương