Bản tin tài chính ngân hàng ngày 20/9: 90% giao dịch trên liên ngân hàng tập trung vào kỳ hạn qua đêm và 1 tuần

Cập nhật: 09:58 | 20/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 20/9/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút về lượng tiền “khủng”, Techcombank chuẩn bị phát hành hơn 3,5 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên, không hạn chế chuyển nhượng,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 209 90 giao dich tren lien ngan hang tap trung vao ky han qua dem va 1 tuan

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 19/9: Cảnh báo thủ đoạn rửa tiền quốc tế tinh vi nhất hiện nay

ban tin tai chinh ngan hang ngay 209 90 giao dich tren lien ngan hang tap trung vao ky han qua dem va 1 tuan

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/9: Cảnh báo cho vay bằng cầm cố sổ tiết kiệm

ban tin tai chinh ngan hang ngay 209 90 giao dich tren lien ngan hang tap trung vao ky han qua dem va 1 tuan

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 17/9: Dự trữ ngoại hối ước đạt 70 tỉ USD giúp ổn định tỷ giá

Thị trường tài chính ngân hàng cập nhật cho tuần kết thúc ngày 13/9/2019

Báo cáo thị trường tài chính hàng tuần vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cập nhật cho tuần kết thúc ngày 13/9/2019. Có tới 90% giao dịch trên liên ngân hàng tập trung vào kỳ hạn qua đêm và 1 tuần.

Theo NHNN, hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,5 - 6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6 - 7,5%/năm.

Lãi suất huy động USD: Hiện lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0 - 9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8 - 6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8 - 4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5 - 6,0%/năm.

Trên liên ngân hàng, theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 297.850 tỷ đồng, bình quân 59.570 tỷ đồng/ngày, tăng 412 tỷ đồng/ngày so với tuần 03 – 06/9/2019; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 152.744 tỷ đồng, bình quân 30.549 tỷ đồng/ngày, tăng 6.217 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (66% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 01 tuần (22% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 71% và 19%.

Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND, so với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể: lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng giảm lần lượt 1,04%/năm, 1,01%/năm và 0,48%/năm xuống mức 3,2%/năm, 3,27%/năm và 3,94%/năm.

Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ so với mức lãi suất tuần trước ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 01 tuần tăng lần lượt là 0,01%/năm và 0,03%/năm lên mức 2,10%/năm và 2,13%/năm trong khi lãi suất bình quân kỳ hạn 01 tháng giảm 0,08%/năm xuống mức 2,25%/năm.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 209 90 giao dich tren lien ngan hang tap trung vao ky han qua dem va 1 tuan
Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút về lượng tiền “khủng”

Tại phiên thứ tư liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước hút về lượng tiền “khủng”, nối dài quãng thay đổi.

Cụ thể, phiên hôm nay trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 15.000 tỷ đồng tín phiếu, vẫn ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 2,5%/năm.

Như ba phiên trước đó, lượng tổ chức tín dụng tiếp tục nhiều lên với 14 thành viên, cho thấy hiện tượng dư thừa vốn VND mở rộng trong hệ thống.

Kết quả, gần như toàn bộ lượng chào thầu trên được hấp thụ hết, với 14.999,3 tỷ đồng.

Nhưng vậy, qua bốn phiên liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tới gần 57.000 tỷ đồng - một quy mô hiếm có chỉ trong thời gian ngắn.

Bốn phiên liên tiếp nói trên cũng tạo thay đổi lớn ở trạng thái thanh khoản hệ thống: cuối tháng 8 đầu tháng 9 vừa qua nhà điều hành còn phải bơm lượng tiền lớn ra hỗ trợ thanh khoản.

Quy mô hút bớt tiền về qua bốn phiên vừa qua cũng gián tiếp phản ánh mức độ lớn của một dòng chảy tiền lớn ra thị trường, mà nhiều khả năng cung ứng từ lượng lớn ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước vừa mua ròng.

Ở một khía cạnh khác, những diễn biến trên cho thấy nhà điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam đã trở lại nhịp điều tiết, cân đối các dòng chảy bình thường như trước, trước khi có quan ngại nào đó về việc đến kỳ Mỹ xem xét khả năng Việt Nam có thao túng tiền tệ hay không.

Giải "cơn khát" vốn ngành lúa gạo

Nguồn tiền là yếu tố chính giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thu mua và mua nhiều lượng lúa hàng hoá nhằm giữ giá không bị giảm sâu (lúa vừa thu hoạch xong phải được phơi sấy, bảo quản ngay, nếu quá 1-2 ngày sẽ hư hỏng và giảm tỷ lệ thu hồi). Đây là áp lực lớn của ngành lúa gạo vẫn diễn ra hàng năm.

Theo ThS. Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông, các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh nội địa đều phải đầu tư số vốn khá lớn như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và vốn lưu động mua lúa gạo nguyên liệu với số vốn khoảng vài trăm tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần trữ trong kho một lượng hàng nhất định để đảm bảo kinh doanh trái vụ. Vì vậy, một doanh nghiệp khó lòng đáp ứng đủ lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, nên vốn tín dụng luôn rất cần để doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, tồn trữ.

Nhu cầu vốn cao nhưng do kinh doanh lúa gạo có nhiều rủi ro nên lâu nay các ngân hàng hầu như chỉ cho vay khi có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp của doanh nghiệp ở quy mô khá chỉ vay được từ 100 - 200 tỷ đồng, đủ mua khoảng 10.000 - 20.000 tấn gạo.

Nguồn tín dụng này không thấm vào đâu so với số vốn cần có để mua hết lượng lúa hàng hóa trong dân. Lượng lúa gạo hàng hoá toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào chính vụ có thể lên đến hàng triệu tấn gạo, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có thể mua trữ vài nghìn tấn đến 20.000 tấn là hết hạn mức tín dụng.

Theo một chuyên gia ngành gạo, kinh doanh gạo xuất khẩu và nội địa luôn có tỷ lệ rủi ro nhất định, trong khi các ngân hàng muốn giữ phần ít rủi ro nhất, nên các hợp đồng cho vay đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp, không chấp nhận "tín chấp". Nhưng vay thế chấp thì nguồn vốn được cấp sẽ rất hạn hẹp.

Song, cũng phải nhìn nhận việc ngân hàng siết tín dụng, quy trình phê duyệt khắt khe là do chuỗi cung ứng lúa gạo, từ nông dân, thương lái, nhà máy xay xát và các công ty xuất khẩu, ngân hàng... đang đối mặt nhiều khó khăn.

Vì vậy, các ngân hàng chỉ nhận thế chấp tài sản mang tính thanh khoản cao. Điều này thật sự gây khó khăn cho việc đáp ứng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh rất uy tín nhưng vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vì các lý do trên. Thời gian phê duyệt cấp hoặc nâng hạn mức còn kéo dài, làm lỡ hết cơ hội mùa vụ mua hàng của doanh nghiệp.

Để giải cơn khát vốn của doanh nghiệp ngành lương thực rất cần các bên liên quan có giải pháp căn cơ và đủ mạnh để giải được nút thắt này, giúp mọi thành phần trong chuỗi cung ứng có thu nhập tốt hơn và phát triển bền vững, đưa ngành lương thực tiến lên giai đoạn mới.

Thông điệp cứng rắn của Fed khiến nhà đầu tư bán mạnh vàng

Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá vàng giảm và như vậy có phiên giảm đầu tiên trong 4 phiên. Điều này diễn ra chỉ một ngày sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố hạ lãi suất đồng USD thế nhưng không đưa ra định hướng chắc chắn về triển vọng lãi suất.

Chuyên gia phân tích thuộc Zaner Metals viết trong báo cáo hàng ngày: “Như chúng tôi đã kỳ vọng, giá vàng và giá bạc chịu nhiều áp lực sau những tuyên bố về chính sách của Fed”.

Giới chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong ngày thứ Tư đã hạ lãi suất 25 điểm cơ bản, tuy nhiên trong nội bộ Fed có nhiều ý kiến phản đối việc giảm lãi suất.

Cũng theo chuyên gia tại Zaner, yếu tố tạo ra áp lực lên giá vàng chính là việc Fed sẽ không nhanh chóng bước vào đợt hạ lãi suất mới.

Thị trường New York, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 9,60 USD/ounce tương đương 0,6% xuống 1.506,20 USD/ounce.

Trong bài phát biểu vào ngày thứ Tư, chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, đã không hề nói đến các đợt hạ lãi suất trong tương lai và khẳng định rằng Fed sẽ đưa ra quyết định của riêng mình tại các cuộc họp dựa trên các số liệu kinh tế, vì vậy thị trường giảm kỳ vọng về các đợt giảm lãi suất trong tương lai, theo chuyên gia phân tích tại Commerzbank, ông Daniel Briesemann.

Việc Fed không đưa ra cam kết tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ đã khiến cho đồng USD tăng giá. Trong phiên ngày thứ Tư, đồng USD tăng giá so với phần lớn các loại tiền tệ. Chỉ số đồng USD tính đến chiều ngày thứ Năm giảm.

Theo nhận định của chủ tịch quỹ Libertas Wealth Management Group, ông Adam Koos, nhận xét: “Fed, không còn nghi ngờ gì nữa, đang trở thành yếu tố cản trở giá vàng tăng lần này”.

Trong ngày thứ Tư, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát đi tín hiệu rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Iran sẽ sớm được thông báo trừ khi chính phủ Saudi Arabia quyết định tiến hành tấn công quân sự đơn phương.

Techcombank chuẩn bị phát hành hơn 3,5 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên, không hạn chế chuyển nhượng

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – TCB) vừa công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 3,5 triệu cổ phiếu cho người lao động (chương trình ESOP) với giá bán là 10.000 đồng/cp. Đáng chú ý, số cổ phiếu bán cho người lao động lần này không bị hạn chế chuyển nhượng. Tỷ lệ cổ phiếu phát hành cho chương trình ESOP/ tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 0,1%.

Trong đó, 325.000 cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên/ người lao động nước ngoài; 3,22 triệu cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên/ người lao động Việt Nam.

Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 9 hoặc tháng 10. Ngày kết thúc nộp tiền là 11/10/2019.

Theo Techcombank, chương trình ESOP trao cho người lao động nhà băng này cơ hội mua cổ phần của ngân hàng và qua đó có thêm động lực để góp phần vào sự phát triển của Techcombank. Mục tiêu chủ đạo của chương trình ESOP là nhằm thu hút, khuyến khích và giữ cán bộ nhân viên giỏi, có năng lực, tiếp tục làm việc và cống hiến lâu dài cho Techcombank.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm