Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/9: Cảnh báo cho vay bằng cầm cố sổ tiết kiệm

Cập nhật: 10:42 | 18/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/9/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Nở rộ lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, khách hàng cần lưu ý những gì, Hà Nội yêu cầu chi trả BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 189 canh bao cho vay bang cam co so tiet kiem

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 17/9: Dự trữ ngoại hối ước đạt 70 tỉ USD giúp ổn định tỷ giá

ban tin tai chinh ngan hang ngay 189 canh bao cho vay bang cam co so tiet kiem

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 12/9: Triển khai thu phí không dùng tiền mặt tại TP.HCM

ban tin tai chinh ngan hang ngay 189 canh bao cho vay bang cam co so tiet kiem

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 6/9: Hội nghị về công tác tín dụng đối với các đối tượng ưu tiên

Hà Nội yêu cầu chi trả BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Theo đó, thực hiện Kế hoạch số 51/KH-UBND, ngày 23/2/2018, của UBND thành phố triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018-2020, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) qua tài khoản cá nhân.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tại địa phương thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về lợi ích của việc nhận các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân.

Bảo hiểm Xã hội thành phố, Bưu điện thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân; phối hợp với các ngân hàng thương mại hướng dẫn người hưởng đăng ký mở thẻ ATM ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ ban đầu và tại điểm chi trả, đồng thời nhận thẻ ATM tại nơi trả kết quả thủ tục hành chính hoặc tại điểm chi trả.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm Xã hội thành phố chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn hướng dẫn người hưởng đăng ký mở và nhận thẻ ATM ngay tại nơi tiếp nhận, trả các kết quả thủ tục hành chính và tại điểm chi trả; đồng thời, sắp xếp, phát triển mạng lưới cây ATM và giám sát hoạt động ATM đảm bảo chất lượng, an ninh, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng khi nhận các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân.

Trong công văn này, UBND thành phố yêu cầu từ ngày 1/10/2019 các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện thanh toán các chế độ BHXH (lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp BHXH một lần, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và trợ cấp thất nghiệp) của công chức, viên chức, người lao động 100% qua tài khoản cá nhân.

VietinBank tiếp tục khẳng định cam kết đầu tư, hợp tác lâu dài tại nước bạn Lào

Ngày 17/9/2019, tại Thủ đô Viêng chăn, CHDCND Lào, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Lễ khai trương Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank Lào tại địa chỉ đường Lanexang, Bản Hatsady, Quận Chănthabouly, Thủ đô Viêng chăn, CHDCND Lào. Sự kiện này tiếp tục khẳng định cam kết đầu tư, hợp tác lâu dài của VietinBank tại nước bạn Lào.

Đi vào hoạt động từ tháng 2/2012, đến tháng 8/2015 VietinBank Chi nhánh Lào chính thức được nâng cấp lên thành Ngân hàng TNHH Công Thương Việt Nam tại Lào với mô hình hoạt động là Ngân hàng con của hệ thống VietinBank, số vốn điều lệ tăng từ 22 triệu USD lên 50 triệu USD.

Hiện tại, VietinBank Lào có 2 chi nhánh và 1 phòng giao dịch. Việc đưa vào hoạt động tòa nhà Trụ sở chính VietinBank Lào với thiết kế hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tọa lạc ngay trung tâm kinh tế Thủ đô Viêng chăn (trên diện tích đất 3.609m2 với 9 tầng, tổng diện tích sàn là 18.522m2) sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, thương hiệu uy tín và hình ảnh chuyên nghiệp của VietinBank Lào đến khách hàng. Trong các năm tiếp theo VietinBank Lào sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đến các vùng kinh tế trọng điểm khác như: Savanakhet, Luangphabang, Bolikhamsay...

Đặc biệt, trong thời gian qua, VietinBank Lào đã xây dựng được một nền tảng các khách hàng tốt, các công ty cao su, viễn thông, khai khoáng, sắt thép, xăng dầu của Việt Nam và các tập đoàn, công ty lớn của Lào đều là những đối tác thân thiết của VietinBank Lào. Bên cạnh đó, VietinBank Lào cũng đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các cơ quan, ban, ngành Nhà nước Lào, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 189 canh bao cho vay bang cam co so tiet kiem
Ảnh minh họa

Giảm lãi suất tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước hút về tương đương 1,16 tỷ USD

thị trường ghi nhận Ngân hàng Nhà nước trở lại phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về, sau khi tạm ngừng hoạt động này từ phiên ngày 22/8/2019.

Đáng chú ý, nhà điều hành cũng đã giảm lãi suất tín phiếu nói trên từ 2,75%/năm xuống 2,5%/năm, là lần giảm thứ hai từ mốc 3%/năm trước đó, cùng ở kỳ hạn 7 ngày.

Hôm nay (17/9), thị trường mở tiếp tục ghi nhận Ngân hàng Nhà nước chào thầu tín phiếu với quy mô lớn, vẫn ở kỳ hạn 7 ngày với 14.999,5 tỷ đồng, lãi suất 2,5%/năm và thu hút tới 11 thành viên tham gia.

Hôm qua, nhà điều hành cũng đã phát hành lượng lớn với quy mô 12.000 tỷ đồng.

Như vậy, một mặt hoạt động và quy mô hút bớt tiền về nói trên phản ánh nguồn vốn VND và thanh khoản hệ thống có biểu hiện dư thừa ngắn hạn; mặt khác cũng gián tiếp phản ánh khả năng Ngân hàng Nhà nước vừa trở lại mua vào lượng lớn ngoại tệ để gia tăng dư trữ ngoại hối quốc gia.

Qua hai phiên liên tiếp nói trên, lượng tiền VND hút về quy đổi đã tương đương với 1,16 tỷ USD.

Những diễn biến trên đi cùng với quyết định giảm đồng loạt các lãi suất điều hành mà Ngân hàng Nhà nước công bố cuối tuần qua, bắt đầu có hiệu lực từ đầu tuần này.

Nở rộ lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, khách hàng cần lưu ý những gì?

Trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi khác nhau như trao đổi buôn bán, quảng cáo sản phẩm, thông báo trúng thưởng, mạo danh đòi nợ giúp ngân hàng để lừa đảo...

Để tránh bẫy của kẻ gian, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng đề cao cảnh giác khi có nghi ngờ về hành vi lừa đảo gian lận, ngay lập tức liên hệ và phối hợp cùng ngân hàng kịp thời xử lý, ngăn chặn.

Giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ Ngân hàng. Không cung cấp thông tin bảo mật như: Mã PIN thẻ, Mật khẩu truy cập, Mật khẩu giao dịch một lần OTP, Mật khẩu truy cập địa chỉ email cá nhân cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào (nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp, nhập vào trang website không tin cậy…). Ngoài ra các ngân hàng yêu cầu khách hàng cần xác thực người đề nghị bạn thực hiện giao dịch tài chính. Không chuyển tiền cho đối tượng khi chưa xác thực. Cảnh giác đối tượng giả mạo quen biết thông qua mạng xã hội cũng như các kênh liên lạc khác như: Email, điện thoại, thư giấy, SMS... để lừa đảo, gợi ý khách cho vay/chuyển tiền tới tài khoản của kẻ lừa đảo.

Đối với giao dịch qua thẻ ATM, POS, khách hàng cần quan sát khe thẻ trên máy ATM bảo đảm không có thiết bị lạ gắn trên khe và che bàn phím khi nhập số PIN.

Đối với giao dịch trực tuyến, khách hàng hạn chế sử dụng mạng wifi công cộng, tại quán cà phê để đăng nhập; Luôn tải và cập nhật các phần mềm bảo mật, diệt virus, tường lửa mới nhất cũng như phiên bản mới nhất của các ứng dụng cung cấp bởi ngân hàng; Luôn thoát khỏi các dịch vụ và ứng dụng của ngân hàng liên kết với dịch vụ ngân hàng điện tử và các website thương mại điện tử ngay sau khi hoàn thành phiên giao dịch.

Khi nghi ngờ có gian lận, ngoài việc liên hệ với đường dây nóng của ngân hàng, khách hàng nên đến điểm giao dịch gần nhất, tự thao tác khóa dịch vụ trên ứng dụng E-Mobile Banking.

Bên cạnh đó, việc đăng ký dịch vụ thông báo biến động số dư tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vay cũng là một cách để phát hiện kịp thời và giảm thiểu rủi ro liên quan đến giao dịch bất thường.

Lo ‘tín dụng ma’ từ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản cảnh báo cho vay bằng cầm cố sổ tiết kiệm. Cơ quan này cho hay qua công tác thanh tra, giám sát cho thấy có hiện tượng một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn vay theo quy định. Thực tế, chỉ cần lên Google gõ cụm từ “cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm” thì có khoảng 3.170.000 kết quả trong thời gian chỉ có 0,48 giây. Rất nhiều ngân hàng quảng cáo, giới thiệu về hình thức cho vay thế chấp bằng chính sổ tiết kiệm với hạn mức lên đến 95% - 100% giá trị sổ tiết kiệm.

Điều này có nghĩa, nếu sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng, khách hàng có thể được vay một tỉ đồng. Không chỉ vậy, với hình thức cho vay này, thủ tục rất đơn giản và ngân hàng có thể giải ngân ngay lập tức mà không cần hỏi nhu cầu vay vốn của khách hàng, hoặc người vay không cần kê khai bất kỳ điều gì về mục đích sử dụng.

Nhiều khách hàng cho biết gửi tiết kiệm, sau đó cần tiền xử lý gấp công việc nhưng nếu rút tiền gửi trước hạn thì theo quy định sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp. Do đó nhiều người chọn vay cầm cố sổ tiết kiệm, chấp nhận lãi suất vay cao hơn lãi suất gửi tiền trên sổ tiết kiệm nhưng kỳ hạn vay ngắn hơn. Với cách làm này, khách hàng được hưởng lợi lớn.

Đại diện một số ngân hàng khẳng định rằng việc cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm an toàn cao nhưng TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính, lại cho rằng điều này là không hoàn toàn đúng.

Tương tự, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết: Trên thế giới, hình thức cho vay bằng cách cầm cố sổ tiết kiệm được gọi là “tín dụng ma” và nhiều nước tiên tiến cấm cho vay loại này. “Hình thức cho vay này có nguy cơ tạo ra một loại tài sản ảo trên sổ sách ngân hàng tại thời điểm cho vay và có thể sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng. Do vậy, động thái của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết để kiểm soát dòng vốn tín dụng” - ông Hiếu nhấn mạnh. Đồng quan điểm, một số chuyên gia cho rằng việc cho vay, cầm cố bằng sổ tiết kiệm là một nghiệp vụ khá phổ biến, được nhiều ngân hàng triển khai. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước siết cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là cần thiết. Động thái này không chỉ hạn chế tình trạng tăng dư nợ khống tại một số ngân hàng mà còn giảm thiểu các rủi ro như làm giả sổ tiết kiệm để cầm cố vay vốn. Thực tế, thời gian qua đã xuất hiện một số trường hợp khách hàng vẫn giữ sổ tiết kiệm nhưng tiền đã bị rút thông qua các khoản vay cầm cố, hoặc có trường hợp khách hàng thông đồng với nhân viên tín dụng làm giả sổ tiết kiệm, giả chữ ký để rút khống tiền.

Văn Khương