Bản tin tài chính ngân hàng ngày 17/9: Dự trữ ngoại hối ước đạt 70 tỉ USD giúp ổn định tỷ giá

Cập nhật: 09:28 | 17/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Bản tin tài chính ngân hàng ngày 17/9/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những tin chính như sau: Chính phủ yêu cầu: Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên dịp cuối năm, tài chính bao trùm sẽ… xóa tín dụng đen, dự trữ ngoại hối ước đạt 70 tỉ USD giúp ổn định tỷ giá trong thời gian tới,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 179 du tru ngoai hoi uoc dat 70 ti usd giup on dinh ty gia

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 12/9: Triển khai thu phí không dùng tiền mặt tại TP.HCM

ban tin tai chinh ngan hang ngay 179 du tru ngoai hoi uoc dat 70 ti usd giup on dinh ty gia

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 6/9: Hội nghị về công tác tín dụng đối với các đối tượng ưu tiên

ban tin tai chinh ngan hang ngay 179 du tru ngoai hoi uoc dat 70 ti usd giup on dinh ty gia

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 5/9: Ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn dịp cuối năm

Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng hiện nay ra sao?

Tổng hợp từ báo cáo tài chính bán niên năm 2019 và giới thiệu của các ngân hàng cho thấy, đến thời điểm tháng 9 năm nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (tính cả Agribank) có hơn 11.300 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp cả nước, một số ngân hàng có chi nhánh nước ngoài như Sacombank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, SHB, MB,…

Agribank, LienVietPostBank, Vietinbank và BIDV là những ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất, chiếm tới 50% tổng số lượng các điểm giao dịch của toàn hệ thống. Trong đó, Agribank dẫn đầu với 2.232 điểm giao dịch, con số này gấp đôi cả VietinBank (1113 điểm giao dịch) và BIDV (1060 điểm giao dịch). Việc sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện năm 2011 giúp LienVietPostBank có thêm hơn 1.300 phòng giao dịch bưu điện, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng này lên con số 1253, xếp thứ 2 toàn hệ thống.

Mạng lưới giao dịch đồ sộ thực tế đã đem lại nhiều ưu thế vượt trội cho một số nhà băng như tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, song gián tiếp đẩy chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao.

Nhiều ngân hàng có ít thậm chí rất ít điểm giao dịch nhưng lợi nhuận lại không hề khiêm tốn. Vietcombank và Techcombank là hai ngân hàng có có lợi nhuận cao nhất trong nửa đầu năm 2019 nhưng lại có mạng lưới chỉ đứng thứ 6 và thứ 9, với số lượng điểm giao dịch lần lượt là 537 và 313, không bằng một nửa của Agribank. Đáng chú ý trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất, TP Bank khiêm tốn với chỉ 75 điểm giao dịch.

Cùng với việc mở rộng các điểm giao dịch, các ngân hàng hiện nay còn hướng tới việc gia tăng độ phủ thương hiệu khắp mọi tỉnh thành trên toàn quốc và ở cả nước ngoài. Vẫn là những cái tên như Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, LienVietPostBank cùng với số lượng "khủng" các điểm giao dịch đã phủ khắp toàn bộ 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Vietcombank, MBBank cũng chạy đua với số lượng tỉnh thành hoạt động lên đến 53 tỉnh thành hay MSB và SHB với khoảng 50 tỉnh thành.

Một số ngân hàng khác chưa thực sự quen thuộc với đa số khách hàng thì mới xuất hiện ở những địa bàn hoạt động là các tỉnh thành lớn như Nam A Bank (17 tỉnh thành), VietABank (16 tình thành), Eximbank (22 tỉnh thành), NCB (27 tỉnh thành), … Cũng có khác nhiều ngân hàng đã lan tỏa thương hiệu đi khá nhiều tỉnh thành với mức 30 đến 50 tỉnh thành.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 179 du tru ngoai hoi uoc dat 70 ti usd giup on dinh ty gia
Ảnh minh họa

Chính phủ yêu cầu: Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên dịp cuối năm

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 69/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019. Tại Nghị quyết này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được Chính phủ phân công triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải cách mạnh mẽ, hoàn thiện thể chế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp tục coi đây là nhiệm trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chồng chéo, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhất phục vụ người dân, doanh nghiệp và thu hút các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã phân công các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều công việc cụ thể liên quan tới tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm; điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt; kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi số vốn đầu tư công chậm giải ngân; ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học...

NHNN được Chính phủ phân công nhiệm vụ tiếp tục theo dõi sát các biến động của thị trường trong nước và quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; điều hành tỷ giá phù hợp. Tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, góp phần hạn chế tín dụng đen. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu…

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện xử lý đúng thời hạn các nội dung hành động khắc phục liên quan đến đánh giá đa phương APG về phòng, chống rửa tiền theo văn bản đề xuất của NHNN. Mỗi bộ, cơ quan cử cán bộ đầu mối chuyên trách, đại diện cho bộ, cơ quan để nghiên cứu, trả lời và làm việc với Đoàn đánh giá APG và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ đối với hoạt động đánh giá của APG liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành.

ABBank được chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 7199/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).

Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận việc ABBank thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính từ số 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đến địa điểm mới là Tầng 1,2,3 Tòa nhà Geleximco, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký. ABBank có trách nhiệm thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 4, Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung) và Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tài chính bao trùm sẽ… xóa tín dụng đen

Tuần qua, NHNN Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức đến hai hội thảo về hoạt động tài chính vi mô (TCVM). Ngoài đại diện ngành Ngân hàng, hội thảo có sự tham dự của đại diện nhiều bộ, ngành như Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, đại diện chính quyền một số địa phương…

Sau nhiều năm, các chương trình, dự án TCVM đã khẳng định sự cần thiết và vai trò của TCVM trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo. Không phủ nhận vai trò của TCVM cũng như hệ thống các TCTD trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhưng thực tế cũng cho thấy những gì chúng ta đã, đang làm là chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu người dân.

Trong nhiều khía cạnh của tài chính toàn diện, cần xác định được những nội dung ưu tiên đối với mỗi quốc gia là gì, đặc biệt là những quốc gia nông nghiệp đang phát triển để từ đó định hình, xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia phù hợp.

Hiện tín dụng đen đã trở thành vấn nạn. Câu chuyện về những người chỉ vay vài triệu đồng mà số tiền phải trả nhân lên đến vài trăm triệu không còn hiếm. Đây không phải là trách nhiệm của riêng bộ, ngành nào, song nếu cùng chung tay, góp sức phát triển tài chính toàn diện chúng ta sẽ dần hạn chế và dẹp bỏ vấn nạn tín dụng đen; đồng thời mang đến nhiều cơ hội hơn cho những người nghèo, người yếu thế trong xã hội và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Dự trữ ngoại hối ước đạt 70 tỉ USD giúp ổn định tỷ giá trong thời gian tới

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research), nhiều yếu tố vĩ mô thuận lợi sẽ góp phần ổn định tỷ giá trong thời gian tới.

Thứ nhất, sau hai đợt mua vào ngoại tệ rất lớn là trong 4 tháng đầu năm và khoảng thời gian từ tháng 7 đến nay, dự trữ ngoại hối hiện đã ở mức cao nhất từ trước đến nay. Theo ước tính của SSI là khoảng 70 tỉ USD.

Thứ hai, cán cân thương mại của Việt Nam và dòng vốn đầu tư nước ngoài đang diễn biến thuận lợi. Cán cân thương mại tháng 8 thặng dư 3,43 tỉ USD, đây là mức thặng dư kỉ lục tính theo tháng trong nhiều năm trở lại đây.

Thứ ba, một số dòng vốn lớn có thể nhìn thấy sẽ về trong thời gian tới như khoản bán vốn của BIDV và mùa kiều hối cuối năm.

Dù làn sóng hạ lãi suất lan rộng nhưng NHNN Việt Nam vẫn điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng với mục tiêu ưu tiên là ổn định vĩ mô (lạm phát, tỷ giá…) và cho đến nay, NHNN đã điều hành khá thành công biến số này.

Trong khi các đồng tiền chủ chốt đều biến động mạnh, có những đồng tiền mất giá tới 9% (như won Hàn Quốc, kronor Thuỵ Điển) nhưng cũng có những đồng tiền lên giá 5 - 6% (như Rub Nga, Bath Thái) so với USD.

VND là một trong những đồng tiền hiếm hoi có tỷ giá ổn định so với USD. Từ đầu năm đến nay, VND có một lần tạo sóng từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5 nhưng mức tỷ giá mua vào của ngân hàng ở đỉnh sóng cũng chỉ tăng 0,84% so với cuối năm 2018, ở mức 23.360 VND/USD, sau đó nhanh chóng hạ nhiệt.

Ngay cả khi áp lực rất lớn và đột ngột đến từ tỷ giá USD/CNY vượt qua ngưỡng 7,0 và CNY liên tục giảm giá, mức giảm lên tới gần 4% chỉ trong tháng 8/2019 thì VND vẫn đi ngang, thậm chí còn giảm và hiện ở mức thấp hơn cuối năm 2018 là 0,06%.

Hoài Dương