Bản tin tài chính ngân hàng ngày 13/12: Cảnh báo tin nhắn giả danh ngân hàng để lừa đảo

Cập nhật: 09:07 | 13/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 13/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: BIDV đã chi hơn 4.500 tỉ đồng trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước, Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh tin nhắn của ngân hàng để lừa đảo,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1312 canh bao tin nhan gia danh ngan hang de lua dao

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 12/12: Ngân hàng Indonesia muốn mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1312 canh bao tin nhan gia danh ngan hang de lua dao

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 11/12: Nhu cầu chuyển tiền quốc tế qua ngân hàng tăng mạnh

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1312 canh bao tin nhan gia danh ngan hang de lua dao

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 10/12: VietinBank sẽ nới room ngoại?

Thêm một cổ đông muốn thoái sạch vốn tại Saigonbank

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết CTCP Điện tử Biên Hòa (Belco) sẽ tổ chức bán đấu giá toàn bộ gần 1,5 triệu cp SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) vào đầu năm 2020.

Theo đó, Belco đăng kí thoái toàn bộ vốn tại Saigonbank với giá khởi điểm là 20.204 đồng/cp để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Thời gian tổ chức đấu giá dự kiến 10h ngày 10/1/2020 tại HNX.

Ước tính theo mức giá khởi điểm, dự kiến Belco sẽ thu về hơn 30 tỉ đồng nếu đấu giá thành công.

Theo thông tin được công bố, vốn điều lệ của Saigonbank là 3.080 tỉ đồng, trong đó Belco nắm giữ 0,49%, tương ứng gần 1,5 triệu cổ phiếu SGB.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1312 canh bao tin nhan gia danh ngan hang de lua dao
Ảnh minh họa

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh tin nhắn của ngân hàng để lừa đảo

Bộ Công an vừa phát đi thông báo về việc các đối tượng tội phạm dùng thủ đoạn giả mạo tin nhắn thương hiệu để chiếm đoạt tài sản. Trong đó có việc giả danh các ngân hàng để lừa đảo.

Theo Bộ Công an, những tin nhắn lừa đảo sẽ có nội dung: “Trân trọng thông báo tới Quý khách! Tài khoản của bạn sẽ bị tạm ngưng dịch vụ vào ngày 30 tháng 12.

Quý khách nhanh chóng đăng nhập vào http://www.***bank.top để cập nhật trực tuyến” hoặc “Kính gửi người dùng ***Bank, điểm tài khoản của bạn đã được đổi thành điều kiện quà tặng. Vui lòng đăng nhập www.***bank.vip ngay để đổi quà. Nếu quá hạn, nó sẽ không được chấp nhận”…

Bằng phương thức thủ đoạn trên, thời gian qua, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng với số tiền rất lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước.

Theo đó, Bộ Công an khuyến cáo người dân khi nhận những tin nhắn lừa đảo trên như sau:

- Người dân cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ Ngân hàng để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn.

Website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khóa bên cạnh tên miền website (giao thức https).

- Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới ngân hàng và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, sớm có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn thủ đoạn này của các đối tượng.

Người dân cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.

Techcombank đã thu về 9.000 tỉ đồng từ trái phiếu không đảm bảo, bên mua là nhà đầu tư trong nước

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB) thông báo đã huy động 3.000 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ kì hạn 36 tháng từ ngày 25/11/2019 - 28/11/2019.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi bằng đồng Việt Nam (VND), không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và không phải nợ vay thứ cấp.

Lô trái phiếu này được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ với lãi suất cố định 6,9%/năm. Kì trả lãi được thanh toán sau, định kì hàng năm vào ngày tròn năm tính từ ngày phát hành.

Trái chủ của 3.000 tỉ đồng trái phiếu này là tổ chức trong nước. CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) làm tổ chức tư vấn phát hành và đại lí lưu kí.

Trong năm 2019 Techcombank dự kiến phát hành khối lượng tối đa là 10.000 tỉ đồng trái phiếu. Mục đích phát hành là tăng qui mô vốn hoạt động và cải thiện các tỉ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

Techcombank cho biết lượng trái phiếu này có thể được phát hành thành nhiều đợt nhưng không vượt quá 10 đợt, khối lượng phát hành tối đa của mỗi đợt là 5.000 tỉ đồng. Thời điểm phát hành dự kiến là trong quí III (5.000 tỉ đồng) và quí IV (5.000 tỉ đồng) năm nay.

Tính tới thời điểm hiện tại, Techcombank đã huy động được 9.000 tỉ đồng trong số 10.000 tỉ đồng trái phiếu (tối đa) theo kế hoạch phát hành đã công bố.

DATC rao bán khoản nợ 118 tỉ đồng liên quan đến ông chủ hãng thời trang NEM

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thông báo tổ chức bán đấu giá khoản nợ phải thu tại CTCP Thương mại NEM với giá khởi điểm 43,2 tỉ đồng.

Theo thông tin được DATC công bố, giá trị khoản nợ tính đến thời điểm 30/6/2019 là hơn 118 tỉ đồng. Trong đó, nợ gốc gần 61 tỉ đồng và nợ lãi 57 tỉ đồng.

Trước đó, hồi tháng 9/2018, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã thông báo bán đấu giá khoản nợ có tài sản bảo đảm của CTCP Thương mại NEM để xử lí thu hồi nợ vay.

Theo thông báo của VietinBank, tính đến ngày 22/8, dư nợ khoản vay của CTCP Thương mại NEM tại VietinBank là gần 111 tỉ đồng, gồm gần 61 tỉ đồng dư nợ gốc và 50 tỉ đồng nợ lãi.

Tài sản bảo đảm là toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển (hàng thời trang: quần, áo, đầm...) của công ty. Tại thời điểm 30/6/2018, giá trị hàng tồn kho của công ty theo ghi nhận là 33,9 tỉ đồng.

VietinBank cũng cho biết các tài sản thế chấp đã được kí hợp đồng thế chấp và đăng kí giao dịch bảo đảm và ngân hàng có quyền xử lí tài sản bảo đảm theo các điều khoản trong hợp đồng thế chấp.

Trong một diễn biến liên quan, đầu tháng 11, Đội Quản lý thị trường số 17 đã tiến hành kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên và phát hiện, công nhân may của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn IFU và một số ít nhãn NEM trên các sản phẩm quần áo.

Phản hồi về thông tin này, đại diện hãng thời trang NEM cho biết doanh nghiêp này hoàn toàn không biết cơ sở sản xuất tại Long Biên đã làm nhái các thương hiệu Việt; trong đó có một số ít nhãn mác gắn nhãn hiệu NEM.

Đồng thời, hãng thời trang NEM sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường Hà Nội để bảo hộ thương hiệu của mình. Trong trường hợp đơn vị sản xuất hàng nhái không chứng minh đựợc hoá đơn chứng từ hợp lệ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh cùng 12 nhân sự cấp cao đã mua gần 17 triệu cổ phiếu VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ từ 4/12 - 9/12.

Cụ thể, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc ngân hàng đã mua hơn 15,4 triệu cp, nâng tỉ lệ sở hữu lên 1,24%. Số tiền ước tính mà vị CEO này phải bỏ ra để mua vào toàn bộ số cổ phiếu ESOP của mình là khoảng 154 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, 12 nhân sự cấp cao thuộc Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát của VPBank đã mua vào tổng cộng gần 1,57 triệu cp VPB.

Trước đó, Hội đồng quản trị VPBank đã thông qua phương án chào bán 31 triệu cổ phiếu quĩ, tương đương 1,288% số cổ phiếu đang lưu hành cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp, tương ứng giá trị 310 tỉ đồng.

Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm và được giải tỏa dần theo tỉ lệ: 30% số cổ phần đầu tiên được giải tỏa sau một năm; 35% tiếp theo được giải tỏa sau hai năm và 35% cổ phần cuối cùng được giải tỏa sau ba năm.

Trong trường hợp, cán bộ nhân viên được lựa chọn không mua hết lượng cổ phần chào bán thì toàn bộ số cổ phần còn lại sẽ được hội đồng quản trị quyết định phân phối cho các nhân viên khác với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp hoặc quyết định hủy số lượng phát hành dư này, chỉ ghi nhận số lượng đăng kí mua thực tế.

Hiện giá cổ phiếu VPB đang dao động quanh mức 19.500 đồng/cp, giảm 6% trong ba tháng qua.

BIDV đã chi hơn 4.500 tỉ đồng trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) thông báo đã hoàn tất việc chi trả cổ tức năm 2017, 2018 bằng tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ chi trả 14% vào ngày 12/12. Trong đó, số cổ tức chi trả cho cổ đông Nhà nước là hơn 4.560 tỉ đồng; cổ đông ngoài Nhà nước nhận được gần 224 tỉ đồng.

"Việc chi trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước đã được ngân hàng thực hiện nộp vào Kho bạc Nhà nước đầy đủ", thông báo của BIDV cho biết.

Đặc biệt, mặc dù nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của BIDV là Ngân hàng KEB Hana (Hàn Quốc) có tên trong danh sách cổ đông tại thời điểm chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức, nhưng theo thỏa thuận với BIDV, Ngân hàng KEB Hana đã từ chối nhận cổ tức năm 2017, 2018 với số tiền hơn 844 tỉ đồng.

BIDV cho biết, việc hoàn thành chi trả cổ tức năm 2017, 2018 khẳng định năng lực tài chính vững mạnh của ngân hàng, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt sau khi có sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài - Ngân hàng KEB Hana từ ngày 6/11/2019.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/11, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho BIDV triển khai áp dụng Thông tư 41 (Basel II) qui định tỉ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kể từ ngày 1/12.

Hoài Dương