Bản tin tài chính ngân hàng ngày 10/12: VietinBank sẽ nới room ngoại?

Cập nhật: 09:56 | 10/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 10/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Luật tiếp tục mở đường cho bảo hiểm sức khỏe, chi trả 462 tỉ đồng cho khách hàng gửi tiền tại quĩ tín dụng kiểm soát đặc biệt,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1012 vietinbank se noi room ngoai

Sự kiện ngành ngân hàng nổi bật tuần qua (2-8/12)

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1012 vietinbank se noi room ngoai

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 9/12: Xu hướng giảm lãi suất trở lên rõ nét hơn ở Việt Nam

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1012 vietinbank se noi room ngoai

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 6/12: Đã có 17 ngân hàng được duyệt áp dụng chuẩn Basel II trước hạn

Sản phẩm phái sinh: Cuộc chơi bắt đầu sôi động

NHNN vừa có Quyết định số 2447/QĐ-NHNN về việc bổ sung nội dung hoạt động “Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa trong phạm vi do NHNN quy định” vào nội dung Giấy phép hoạt động của Vietcombank. Như vậy sau nhiều năm có thế mạnh trong cung ứng các sản phẩm phái sinh tiền tệ (hiện đã có rất nhiều NHTM tham gia) Vietcombank đã quyết định mở rộng hoạt động phái sinh hàng hóa.

Sản phẩm quyền chọn giá cả hàng hoá: giúp DN phòng ngừa biến động, giá hàng hoá song vẫn không giới hạn khả năng tận dụng cơ hội thị trường (đặc tính này vốn không có ở sản phẩm tương lai và hoán đổi). Bằng việc mua một hợp đồng quyền chọn, DN được quyền cố định được giá mua hoặc bán hàng hoá tại một mức giá cụ thể trong một thời gian xác định, đổi lại DN phải trả phí quyền chọn.

Về sản phẩm phái sinh hàng hóa, số lượng NHTM tham gia cung cấp không nhiều. Có thể kể đến những ngân hàng đi đầu trong cung cấp sản phẩm phái sinh hàng hóa như BIDV, Techcombank, Sacombank… Lãnh đạo một NHTM cho biết: Việc cung ứng các sản phẩm kinh doanh vốn và tiền tệ nhằm quản lý hiệu quả biến động giá cả hàng hoá và biến động tỷ giá là công cụ hiệu quả để hỗ trợ, đồng hành cùng DN trong bối cảnh hiện nay. Các sản phẩm phái sinh hàng hóa giúp khách hàng quản lý hiệu quả biến động giá cả hàng hoá như: Tương lai hàng hoá (Futures), Hoán đổi giá cả hàng hóa (CoS), Quyền chọn giá cả hàng hoá (Option).

Sản phẩm Tương lai hàng hoá cho phép DN linh động chốt giá mua và giá bán hàng hoá trực tiếp theo từng kỳ hạn trên sàn tương lai hàng hoá (Futures exchange) phù hợp với hoạt động mua bán hàng thực. Các sản phẩm như cà phê, cao su, ngũ cốc, kim loại… là những mặt hàng được các DN Việt Nam giao dịch phổ biến. Do giá cả trên sàn là giá tham chiếu cho giao dịch các loại hàng hoá này nên các DN có thể chủ động bảo hiểm giá rất hiệu quả.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1012 vietinbank se noi room ngoai
Ảnh minh họa

Cảnh báo ngân hàng 'bán bia ép kèm lạc'

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An vừa ra văn bản số 1181 ngày 03/12/2019 yêu cầu các ngân hàng thương mại có đơn vị hoạt động trên địa bản tỉnh báo cáo về việc cho vay bán kèm bảo hiểm, hay còn gọi là bancassurance.

Theo nội dung văn bản, hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An đang xảy ra tình trạng khá phổ biến, các ngân hàng thương mại “ép” khách hàng khi đến làm hồ sơ, thủ tục vay tiền phải mua thêm các loại bảo hiểm không liên quan, như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm cháy nổ…

Người nào chấp nhận mua thêm các loại bảo hiểm này thì được duyệt hồ sơ cho vay sớm, còn nếu không thì không được vay tiền hoặc bị trì hoãn duyệt hồ sơ và giải ngân.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo về nội dung: Ngân hàng hiện đang giới thiệu các loại bảo hiểm nào? Có hay không việc “ép” khách hàng phải mua bảo hiểm khi làm hồ sơ, thủ tục vay vốn?

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An sẽ thanh kiểm tra theo các nội dung trên. Nếu ngân hàng nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trần chi phí lãi vay bao nhiêu là vừa?

Với quy định áp trần chi phí lãi vay bằng 20% tổng lợi nhuận thuần nhằm mục tiêu chống chuyển giá, Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra và thu về cho ngân sách mỗi năm gần 11.100 tỷ đồng. Trong đó truy thu, truy hoàn và phạt gần 2.100 tỷ đồng, giảm khấu trừ bình quân 75 tỷ đồng, giảm lỗ gần 9.000 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế bình quân là hơn 7.700 tỷ đồng.

Từ khi áp dụng Nghị định 20/2017 đến nay, không thể phủ nhận rằng việc kiểm soát chống chuyển giá trong các giao dịch liên kết đã có những chặt chẽ nhất định. Hoạt động lợi dụng chính sách thuế để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với doanh nghiệp FDI hầu như không có phát sinh.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc áp dụng mức trần chi phí lãi vay chung tất cả đơn vị DN có phát sinh giao dịch liên kết đang ít nhiều gây khó khăn cho các hoạt động trung chuyển vốn vay của các DN nội địa.

Đại diện Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, tài chính của các DN ngành bất động sản nói chung phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay từ các TCTD và huy động từ khách hàng. Vì vậy, bên cạnh mục tiêu ngăn ngừa chuyển giá, việc khống chế một mức trần chi phí lãi vay hợp lý cũng có tác dụng ngăn ngừa các DN sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, gây rủi ro, dẫn đến bong bóng thị trường nhà đất.

Tuy nhiên, hiện NHNN đang áp dụng lộ trình giảm dần tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của các NHTM và tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản. Vì thế, việc tiếp cận vốn vay của các DN bất động sản ngày càng khó khăn và lãi suất vay cũng ngày càng cao hơn.

Do đó, mức trần chi phí lãi vay được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế cần phải được nới rộng để các DN có thể cân đối đầu tư và lợi nhuận. Theo HoREA, mức trần này nên quy định khoảng 25% tổng lợi nhuận thuần là hợp lý.

Loạt ngân hàng thông báo thưởng lớn cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết ban lãnh đạo nhà băng này đã quyết định thưởng cho đội tuyển tuyển bóng đá nữ Việt Nam 500 triệu đồng sau khi những cô gái vàng của bóng đá Việt Nam có chiến thắng thuyết phục trước đội tuyển Thái Lan và giành huy chương vàng bóng đá nữ tại SEA Games 30.

Theo Vietcombank, phần thưởng dành cho các cầu thủ nữ nói trên là sự quan tâm, khích lệ với mong muốn các cầu thủ luôn nỗ lực thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo, mang lại vinh quang cho Tổ quốc và quảng bá thành công một hình ảnh đẹp về Việt Nam trên trường quốc tế.

Trước Vietcombank, BIDV và HDBank cũng thông báo mỗi ngân hàng sẽ thưởng cho đội tuyển bóng đá nữ 500 triệu đồng nhờ thành tích thuyết phục tại SEA Games 30.

Bên cạnh các ngân hàng, nhiều tổ chức và cá nhân khác cũng đã tuyên bố thưởng cho đội tuyển bóng đá nữ.

Theo thống kê của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), tổng giá trị giải thưởng đã lên tới hơn hàng tỉ đồng. Cụ thể, Tập đoàn Hưng Thịnh (thưởng 1 tỉ đồng); doanh nhân Lê Văn Kiểm - chủ sân golf Long Thành (1 tỉ đồng); Công ty Dược phẩm Cửu Long (400 triệu đồng); Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của TAND Tối cao (300 triệu đồng); Công ty Bảo Hưng (300 triệu đồng); doanh nhân Lê Hoài Anh (200 triệu đồng); Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công ty Mebipha (mỗi đơn vị thưởng 100 triệu đồng)...

Chi trả 462 tỉ đồng cho khách hàng gửi tiền tại quĩ tín dụng kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai đã tiến hành chi trả 5 đợt cho gần 1.500 khách hàng gửi tiền tại các quĩ tín dụng nhân dân đang kiểm soát đặc biệt.

Nguồn tiền này được vay từ các tổ chức tín dụng và các khoản thu nợ của quỹ tín dụng nhân dân.

Trong số đó, có một số quỹ tín dụng đã chi trả cho nhiều khách hàng với số tiền lớn, điển hình như Quỹ tín dụng nhân dân Tân Tiến (thành phố Biên Hòa) chi trả cho gần 780 người với số tiền hơn 223 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân Thanh Bình (thành phố Biên Hòa) chi trả cho hơn 400 người, số tiền trên 125 tỷ đồng.

Quỹ tín dụng nhân dân Thái Bình (thành phố Biên Hòa) chi trả cho 80 người với số tiền hơn 55,7 tỷ đồng.

Để có nguồn tiền tiếp tục chi trả cho người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn để các ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt tiếp tục cho vay đặc biệt.

VietinBank sẽ nới room ngoại?

Tăng vốn là vấn đề lớn nhất là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đang phải đối mặt nhất là khi thời hạn áp dụng Basel II đang tới gần (năm 2020).

Trong thời gian gần đây cơ cấu sở hữu cổ phần của VietinBank đã có một số xáo trộn. Cụ thể, ngày 13/11, Tổ chức tài chính Quốc tế của World Bank (IFC) bán 57,4 triệu cp CTG của ngân hàng tương đương 1,5% cổ phiếu lưu hành đưa tỉ lệ sở hữu từ 8% về 6,5%.

Một bài báo từ Bloomberg trước đó cho biết IFC đang muốn thoái vốn hoàn toàn khỏi VietinBank.

Nhận định về hoạt động thoái vốn trên, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết VietinBank hiện có nguồn vốn hạn chế với tỉ lệ CAR/vốn cấp I ước tính đạt 10%/6,7% theo Basel I vào cuối năm 2018.

VCSC cho rằng việc giải quyết tình hình thiếu hụt vốn sẽ đến từ cải cách trần sở hữu nước ngoài tối đa thay vì kì vọng các nhà đầu tư trong nước sẽ mua lại cổ phần của IFC và cho phép ngân hàng phát hành cổ phiếu sơ cấp mới cho nhà đầu tư nước ngoài.

Hoài Dương