Bản tin tài chính ngân hàng ngày 9/12: Xu hướng giảm lãi suất trở lên rõ nét hơn ở Việt Nam

Cập nhật: 09:57 | 09/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 9/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Phí thuần từ dịch vụ vẫn giảm, được bù đắp từ hoạt động phái sinh, Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất khi nền kinh tế Mỹ vẫn 'khỏe mạnh',...

ban tin tai chinh ngan hang ngay 912 xu huong giam lai suat tro len ro net hon o viet nam

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 6/12: Đã có 17 ngân hàng được duyệt áp dụng chuẩn Basel II trước hạn

ban tin tai chinh ngan hang ngay 912 xu huong giam lai suat tro len ro net hon o viet nam

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 5/12: Nguồn tiền trong hệ thống ngân hàng có khả năng không còn dồi dào?

ban tin tai chinh ngan hang ngay 912 xu huong giam lai suat tro len ro net hon o viet nam

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 4/12: Trái phiếu đắt hàng trở lại

VCSC: Mảng cho vay mua nhà của Techcombank tiếp tục là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng với lợi suất 9 - 11%

Theo báo cáo phân tích mới đây của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB), mảng cho vay mua nhà sẽ tiếp tục sẽ yếu tố dẫn dắt chính cho tăng trưởng với lợi suất 9 - 11%.

Đồng thời, VCSC kì vọng lợi suất cho vay sẽ bình ổn trong năm 2020 sau giai đoạn trợ giá của dự án Vinhomes kết thúc.

Hiện tỉ lệ nợ xấu của Techcombank vẫn duy trì thấp, nhưng VCSC cho rằng chi phí dự phòng sẽ tăng trong năm 2020.

Theo ban lãnh đạo ngân hàng, nợ xấu từ mảng cho vay mua nhà được kì vọng thấp hơn 1%. Techcombank đã giảm chi phí dự phòng trong năm 2019, với tỉ lệ chi phí dự phòng 9 tháng 2019 trên khoản vay gộp hàng năm đạt 0,39% do tỉ lệ nợ xấu vẫn duy trì.

Tuy nhiên, VCSC dự báo chi phí dự phòng của ngân hàng sẽ gia tăng, đạt 1,07% trong năm 2020 nhằm củng cố bao phủ dự phòng khi tỉ lệ dự phòng thất thoát vốn (LLR) hiện tại là 77%, thấp hơn so với các ngân hàng tăng trưởng ổn định khác.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 912 xu huong giam lai suat tro len ro net hon o viet nam
Ảnh minh họa

Phí thuần từ dịch vụ vẫn giảm, được bù đắp từ hoạt động phái sinh

Theo báo cáo của VCSC, Techcombank hiện đang tập trung vào hoạt động tiếp thị nhằm tăng tỉ lệ CASA và tiếp tục ảnh hưởng phí dịch vụ của ngân hàng.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng khoản chi phí này sẽ được bù đắp bởi các dịch vụ phái sinh gia tăng.

Doanh thu từ thu phí dịch vụ ngân hàng tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với mức tăng 27% ghi nhận trong 9 tháng 2019, nhưng phí thuần giảm 16% trong cùng giai đoạn.

Theo VCSC, khoản mục này sẽ dần phục hồi trong năm 2020 với giả định đà tăng trưởng doanh thu này vẫn còn.

Tuy nhiên, doanh thu ròng tăng từ các dịch vụ phái sinh (chủ yếu là hoán đổi ngoại tệ chéo và hoán đổi lãi suất), bù đắp cho mức giảm phí thuần từ các dịch vụ ngân hàng trong năm 2019.

Cụ thể, doanh thu ròng từ các dịch vụ phái sinh/tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh, đạt 3,2% trong 9 tháng 2019 (so với mức 1,5% trong 9 tháng 2018).

Từ phân tích trên, VCSC cho rằng triển vọng tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của Techcombank thấp hơn so với Vietcombank và MBBank.

Nguyên nhân là tăng trưởng tại ngân hàng giao dịch đang chững lại, thu nhập phí thuần từ doanh nghiệp vừa và nhỏ và bán buôn lần lượt ghi nhận mức tăng 3% so với cùng kì và mức giảm 9% trong 9 tháng 2019.

Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất khi nền kinh tế Mỹ vẫn 'khỏe mạnh'

Với "thể trạng" của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tỏ ra khá “khỏe mạnh”, giới quan sát gần như chắc chắn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2019 dự kiến diễn ra vào ngày 10 - 11/12 tới.

Song nền kinh tế Mỹ vẫn tồn tại những điểm yếu có thể buộc ngân hàng trung ương này phải hạ lãi suất trở lại vào đầu năm tới.

Giữa lúc kinh tế khu vực Mỹ Latinh và châu Âu đang trì trệ, còn kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu “hạ nhiệt” ở mức đáng lo ngại, số liệu việc làm khởi sắc bất ngờ của Mỹ trong tháng 11/2019 càng cho thấy rõ khả năng phục hồi của thị trường lao động nước này, bất chấp những “cơn gió ngược” từ các căng thẳng thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng.

Cùng với đó, hoạt động chi tiêu và niềm tin của người tiêu dùng vẫn rất mạnh. Thị trường nhà đất đã hồi phục. Thất nghiệp vẫn quanh mức thấp kỷ lục, còn hoạt động tuyển dụng vẫn được duy trì. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tuy có chậm lại trong quý III (2,1%), nhưng vẫn tốt hơn kỳ vọng của giới chuyên gia.

Theo chi nhánh Fed tại New York, khả năng kinh tế Mỹ xảy ra suy thoái trong vòng 12 tháng tới cũng đã bắt đầu giảm dù chúng vẫn còn ở mức khá cao, khoảng 30%.

Các dấu hiệu về khả năng phục hồi của nền kinh tế quốc gia xác nhận quyết định tạm dừng hạ lãi suất sau ba lần cắt giảm trong năm nay của Fed hồi tháng 10/2019 là hợp lý. Theo giới quan sát, các nhà hoạch định chính sách hiện có thể chờ đợi để xem nền kinh tế hoạt động ra sao vào đầu năm mới.

Tính đến ngày 6/12, các thị trường dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến khi ít nhất là tháng 9/2020. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ đưa ra quyết định chính thức vào lúc 19 giờ 00 ngày 11/12 theo giờ GMT (2 giờ sáng ngày 12/12 theo giờ Việt Nam). Cùng với đó là bản cập nhật dự báo kinh tế hàng quý.

Xu hướng giảm lãi suất trở lên rõ nét hơn ở Việt Nam

Sau tín hiệu dừng hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), làn sóng nới lỏng tiền tệ trên thế giới cũng có vẻ chững lại trong tháng 11, chỉ ghi nhận 10 NHTW giảm lãi suất trong tháng vừa qua trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Mexico.

Con số này chỉ bằng một nửa so với số lượng ngân hàng trung ương (NHTW) cắt giảm lãi suất hàng tháng giai đoạn tháng 8 - 10/2019.

Tuy nhiên, xu hướng giảm lãi suất trở lên rõ nét hơn ở Việt Nam với các động thái mạnh mẽ từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hướng tới mục tiêu giảm ít nhất 0,5%/năm lãi suất cho vay trong năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu trước Quốc hội.

Báo cáo của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng hỗ trợ tăng trưởng rõ nét hơn.

Cụ thể, NHNN đã bơm ròng 103.176 tỉ đồng trên thị trường mở (OMO). Đồng thời, giảm lãi suất mua kì hạn từ 4,5%/năm xuống 4%/năm - bước giảm lớn nhất (50 điểm) trong 5 năm trở lại đây và là lần giảm thứ hai trong năm nay, tái khởi động lại kênh OMO sau gần 3 tháng không giao dịch.

Cùng với đó, trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn và cho vay lĩnh vực ưu tiên đồng loạt hạ xuống thấp hơn 0,5%/năm so với mức cũ.

Nguồn cung tiền đồng từ các ngân hàng lớn sụt giảm

Trong hai tuần cuối tháng 11, lãi suất VND trên liên ngân hàng bất ngờ tăng mạnh lên quanh 4%/năm với kì hạn qua đêm sau khi đi ngang ở mức thấp quanh 2%/năm trong nửa đầu tháng 11 khi nguồn cung tiền đồng từ các ngân hàng thương mại lớn sụt giảm.

Tháng 11 là tháng có hiệu lực đầu tiên của Thông tư 58 về quản lí và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN), theo đó tiền gửi không kì hạn của KBNN sẽ được quản lí tập trung về tài khoản của KBNN ở Sở giao dịch NHNN thay vì để tại các NHTM.

Số dư tiền gửi có kì hạn của KBNN tại 4 NHTM lớn là khoảng 250.000 tỉ đồng (theo báo cáo tài chính qúi III/2019). Trong đó chủ yếu là tiền gửi có kì hạn và các NHTM cũng đã chủ động cơ cấu lại kì hạn để giảm thiểu ảnh hưởng của Thông tư 58.

Cụ thể, Vietcombank giảm số dư tiền gửi không kì hạn của KBNN từ hơn 31.000 tỉ đồng vào cuối 2018 xuống còn 5.332 tỉ đồng vào 30/9/2019; BIDV cũng giảm từ gần 19.000 tỉ đồng xuống 4.642 tỉ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: MBB dẫn đầu thanh khoản

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (2/12 - 6/12), giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết dừng ở mức 881.995 tỉ đồng, giảm hơn 5.500 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 29/11), tương ứng với mức giảm 0,6%.

Trong đó, vốn hóa BIDV giảm mạnh nhất (giảm 2.906 tỉ đồng xuống còn 135.552 tỉ đồng). Tương tự, vốn hóa của Vietcombank 1.484 tỉ đồng xuống còn 314.884 tỉ đồng.

Hiện tại, Vietcombank vẫn là nhà băng có vốn hóa lớn nhất thị trường, chiếm hơn 35% tổng vốn hóa ngành ngân hàng.

Ngược lại, NCB, Kienlongbank và LienVietPostBank là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất ngành, lần lượt ở mức 2.709 tỉ đồng, 3.237 tỉ đồng và 6.572 tỉ đồng.

Trong tuần qua, có tới 12/18 cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Trong đó, LPB là cổ phiếu giảm mạnh nhất (3,9%). Sự sụt giảm mạnh của thị giá cố phiếu đã kéo giảm vốn hóa của LienVietPostBank xuống thấp hơn VietBank và rơi xuống nhóm ba ngân hàng có vốn hóa nhỏ nhất thị trường.

Ở chiều ngược lại, chỉ có 5 cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong tuần qua với VBB là mã tăng mạnh nhất (6%). Cùng với VBB, HDB và KLB là hai mã tăng giá mạnh trong tuần, lần lượt ở mức 4,9% và 4,2%. Hai mã ngân hàng tăng giá còn lại là SHB (tăng 1,7%) và TCB (tăng 1,1%).

Xét về thanh khoản, trong tuần có tổng cộng hơn 125,1 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị đạt 2.414 tỉ đồng, giảm 9,5% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với tuần trước.

Trong đó, MBB là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất với gần 17,6 triệu đơn vị được trao tay, tương ứng giá trị hơn 377 tỉ đồng. Xếp tiếp sau MBB về thanh khoản lần lượt là VPB với gần 15,05 triệu cp, CTG (14,9 triệu cp), TCB (12,5 triệu cp), STB (12,2 triệu cp) và SHB (10,6 triệu cp)…

Hoài Dương

Tin liên quan