Bản tin tài chính ngân hàng ngày 5/12: Nguồn tiền trong hệ thống ngân hàng có khả năng không còn dồi dào?

Cập nhật: 10:10 | 05/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 5/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Một ngân hàng Hà Lan đầu tư 40 triệu USD vào HDBank, dân Trung Quốc đổ xô rút tiền ngân hàng vì tin đồn trên mạng,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 512 nguon tien trong he tho ng ngan hang co kha nang khong con doi da o

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 4/12: Trái phiếu đắt hàng trở lại

ban tin tai chinh ngan hang ngay 512 nguon tien trong he tho ng ngan hang co kha nang khong con doi da o

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 3/12: Những 'ông lớn' ngân hàng có thể phải ngừng cấp tín dụng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 512 nguon tien trong he tho ng ngan hang co kha nang khong con doi da o

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 2/12: Ngân hàng ngoại thứ hai được chấp thuận áp dụng Basel II

Pháp kêu gọi phát triển đồng tiền số của EU từ năm 2020

Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết, ngân hàng này kêu gọi các dự án nhằm phát triển một đồng tiền số từ năm 2020.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh các chính phủ châu Âu ngày càng lo ngại về các đồng tiền mới mà Facebook và nhiều công ty kỹ thuật số khác lên kế hoạch phát hành.

Ông De Galhau cho biết: "Chúng tôi muốn khởi động việc thử nghiệm nhanh chóng và sẽ đưa ra một lời kêu gọi các dự án trước khi kết thúc quý 1/2020”.

Thống đốc De Galhau nhấn mạnh các ngân hàng trung ương thuộc Liên minh châu Âu (EU) cần tạo ra một đồng tiền kỹ thuật số trung ương (CBDC).

Kế hoạch cho ra đời một đồng tiền số của EU đã được khởi xướng sau khi Facebook hồi tháng 6 vừa qua công bố kế hoạch phát hành tiền số Libra vào năm 2020, với sự hậu thuẫn của một rổ tiền tệ giúp đồng tiền này có giá trị thực tế cao hơn so với Bitcoin hay các đồng tiền ảo khác.

Thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Benoit Coeure cho biết các nhà quản lý tài chính toàn cầu không có kế hoạch cấm đồng Libra của Facebook hay bất cứ loại tiền điện tử nào, song các loại tiền được đảm bảo bằng tiền chính thức này phải đáp ứng các quy định quản lý chuẩn mực nhất.

Sau khi ý tưởng về đồng tiền số được ECB "bật đèn xanh", Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire dự báo trong năm 2020 có thể đạt được tiến bộ về tiền điện tử, và cho rằng một đồng tiền số chung của EU sẽ là sự thay thế cho đồng Libra của Facebook cũng như các loại tiền điện tử trong các dự án riêng khác, đồng thời giúp giảm chi phí giao dịch quốc tế mà ông Le Maire đánh giá là "đang quá cao”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Le Maire thừa nhận sẽ mất nhiều thời gian để phát triển mộtđồng tiền số của EU và kêu gọi giới chức châu Âu cần làm rõ những tác động tiềm ẩn của lưu hành đồng tiền số, đặc biệt đối với các ngân hàng.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 512 nguon tien trong he tho ng ngan hang co kha nang khong con doi da o
Ảnh minh họa

Một ngân hàng Hà Lan đầu tư 40 triệu USD vào HDBank

Ngân hàng Phát triển Hà Lan FMO đang cân nhắc khoản đầu tư 40 triệu USD cho hoạt động tài trợ thương mại vào Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã: HDB), theo một nguồn tin từ Nikkei Asian Review.

Mục đích của khoản tài trợ này là để HDBank có thêm tiềm lực phát triển mảng tài trợ thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đại diện FMO cho biết.

Là một ngân hàng thương mại tầm trung tại Việt Nam với tổng tài sản khoảng 9 tỉ USD tính đến thời điểm tháng 6/2019, HDBank hiện đang chiếm khoảng gần 2% thị phần tại Việt Nam xét trên tài sản và huy động tiền gửi. Nhà băng chính thức lên sàn chứng khoán hồi đầu năm 2018 và hiện đang có giá trị vốn hoá vào khoảng 1,2 tỉ USD.

Credit Saison (Nhật Bản) là cổ đông nắm giữ 49% công ty tài chính tiêu dùng mang tên HD Saison của HDBank.

Sovico Holdings hiện đang nắm giữ 13,34% cổ phần HDBank. Đây là một công ty có hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như thuỷ điện, hàng không và bất động sản. Sovico thuộc sở hữu của nữ tỉ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air.

FMO trước đây từng góp 15 triệu USD vào một quỹ đầu tư tại Việt Nam do Excelsior Capitap Asia điều hành. Cùng thời điểm, trong lĩnh vực năng lượng, ngân hàng Hà Lan đã thực hiện đầu tư vào SPV Lakeside Energy (Pakistan), Berkeley Energy Commercial & Industrial và quỹ Acumen Fund.

FMO và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng lên kế hoạch đồng đầu tư 60 triệu USD vào mảng năng lượng tái tạo của Tập đoàn Thành Thành Công (TTC).

Dân Trung Quốc đổ xô rút tiền ngân hàng vì tin đồn trên mạng

Việc người dân Trung Quốc đồng loạt rút tiền ở các ngân hàng sau khi nghe tin đồn trên mạng khiến các ngân hàng nhỏ ở địa phương càng thêm khó khăn.

Một đám đông khổng lồ tụ tập bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu vào ngày 6/11 khiến một người đàn ông họ Shi chú ý trên đường đi làm về nhà.

Khi ông về tới nhà ở Dinh Khẩu, thành phố cảng ở tỉnh Liêu Ninh, vợ Shi nói với ông rằng cô đã đọc trên mạng thấy ngân hàng đang gặp khó khăn. Những tin đồn dựa trên bài báo địa phương rằng một cổ đông lớn trong ngân hàng đang gặp khó khăn về tài chính.

Trong khi đám đông khổng lồ khiến Shi nản lòng với ý định quay lại ngân hàng vào ngày hôm đó, anh trở lại chi nhánh hai ngày sau để đáo hạn sớm khoản tiền gửi cố định 300.000 nhân dân tệ (42.500 USD).

Phần lớn những người tràn vào Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu là người cao tuổi. Nhiều người cũng thiếu kiến thức cơ bản về các quy định và biện pháp bảo vệ ngân hàng, chẳng hạn như tiền gửi lên tới 500.000 nhân dân tệ mỗi người được chính phủ Trung Quốc đảm bảo.

Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu và Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên đều có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn những gì chính phủ yêu cầu. Không có lý do gì để tin rằng họ có nguy cơ phá sản. Nhưng họ phải đối mặt với những thách thức.

Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu ở cùng thành phố với Ngân hàng Dinh Khẩu, lớn hơn cả về tài sản và số lượng chi nhánh. Khoản vay từ Ngân hàng Duyên hải Dinh Khẩu cho Tập đoàn HNA, cổ đông hàng đầu của nó, trong cuộc tái cấu trúc lớn đã tăng gần đây và tổng tài sản của nó đã tăng 40% trong năm ngoái.

Tình hình có một số điểm tương đồng với Ngân hàng Bao Thương, được quốc hữu hóa sau khi cổ đông hàng đầu Mingtian Group bị phát hiện đang chuyển tiền vào quỹ của mình.

BVSC: Nguồn tiền trong hệ thống ngân hàng nhiều khả năng không còn quá dồi dào

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 11 của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thanh khoản hệ thống ngân hàng có biến động khá mạnh trong tháng 11.

Lãi suất liên ngân hàng Trong hai tuần đầu tháng, lãi suất liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp, dưới 2%/năm ở tất cả các kì hạn dưới 1 tháng.

Tuy nhiên, trong hai tuần cuối tháng 11, lãi suất liên ngân hàng đã bật tăng mạnh, cao nhất lên mức 4,5%/năm trong phiên ngày 26/11/2019 trước khi hạ nhiệt về quanh mức 3,5%/năm trong các phiên gần đây.

BVSC cho rằng việc thanh khoản hệ thống trở nên eo hẹp, biểu hiện qua việc lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức cao có thể xuất phát quyết định giảm trần lãi suất huy động kì hạn dưới 6 tháng của NHNN.

Ngoài ra, yếu tố mùa vụ cuối năm, giải ngân vốn đầu tư công cải thiện và đặc biệt là chủ trương rút tiền gửi KBNN gửi tại hệ thống NHTM trước đây về tài khoản tổng của NHNN theo thông tư 58 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2019 cũng tác động đến thanh khoản.

Do thanh khoản thiếu hụt, NHNN đã tăng cường bơm ròng vốn qua nghiệp vụ thị trường mở. Trong tuần cuối tháng 11, NHNN đã bơm ròng 66.000 tỉ đồng ra thị trường.

BVSC cho rằng, lãi suất liên ngân hàng trong tháng 12 có thể sẽ duy trì ở mặt bằng cao hơn (3 - 3,5%/năm) so với trung bình 10 tháng đầu năm.

Tháng 12 cũng là tháng tăng tốc của tăng trưởng tín dụng và giải ngân đầu tư công nên nguồn tiền trong hệ thống nhiều khả năng không còn quá dồi dào. Hoạt động bơm ròng vốn của NHNN cũng sẽ tiếp tục được thực hiện trong những giai đoạn thanh khoản hệ thống eo hẹp.

Chênh lệch giữa tỷ giá trung tâm và tỷ giá tại các NHTM xuống mức rất thấp

Báo cáo của BVSC chỉ ra trong tháng 11, tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có diễn biến trái chiều.

Trong khi tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng 12 đồng thì tỷ giá tại NHTM lại giảm 29 đồng. Diễn biến này khiến cho chênh lệch giữa tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tiếp tuc thu hẹp, chỉ còn 16 đồng – mức thấp nhất từ trước đến nay.

BVSC cho rằng việc tỷ giá trung tâm dần được điều chỉnh tăng, tiếp cận sát tỷ giá giao dịch thực tế sẽ tạo điều kiện để tỷ giá trung tâm phát huy vai trò định hướng và làm tham chiếu tốt hơn cho thị trường trong tương lai.

Bên cạnh đó, đồng tiền tại các nước mới nổi ở châu Á có diễn biến trái chiều so với USD trong tháng 11.

Trong khi won của Hàn Quốc, Rupee của Ấn Độ giảm giá thì Bath của Thái Lan, Peso của Philipines lại tăng giá so với USD.

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, các đồng tiền giảm giá mạnh nhất trong số các đồng tiền của các nước mới nổi (theo mẫu theo dõi của BVSC) là đồng won của Hàn Quốc (giảm 5,7%), tiếp đến là tupee của Ấn Độ (giảm 3,2%), nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc (giảm 2,5%). Ngược lại, đồng tiền duy trì đà tăng giá mạnh nhất trong 11 tháng qua là bath của Thái Lan (tăng 6,3%).

Gặp khó trong bán bảo hiểm tàu cá, vì sao?

Vừa qua, 4 công ty bảo hiểm phi nhân thọ gồm Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO và một công ty tái bảo hiểm là Vinare đã có công văn gửi Cục Quản lý & giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) báo cáo tình hình thực hiện Chương trình bảo hiểm tàu cá xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 17/2018/NĐ-CP.

Đây là 5 nhà bảo hiểm được giao triển khai chương trình bảo hiểm tàu cá cho ngư dân theo chủ trương của Chính Phủ.

Liên quan đến những vướng mắc trong việc xem xét cấp đơn bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67, các công ty bảo hiểm cũng cho biết thời gian gần đây có nhiều văn bản pháp luật mới về quản lí và khai thác thủy sản bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 như Luật Thủy sản 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019, các qui định mới về phân nhóm tàu cá, phân vùng khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền viên tàu cá, định biên an toàn tối thiểu tàu cá, trang bị và vận hành thiết bị theo dõi hành trình…

Các qui định ra sau này cũng khiến công ty bảo hiểm gặp vướng mắc trong việc xem xét cấp đơn bảo hiểm cho các tàu cá theo Nghị định 67 và cần hướng dẫn của cơ quan quản lí.

Ngày 29/10/2019, đại diện Cục Quản lí Giám sát Bảo hiểm (QLGSBH), Vụ Ngân sách - Bộ Tài chính, Tổng cục Thủy sản - Bộ NN và PTNN cùng các doanh nghiệp bảo hiểm/tái bảo hiểm triển khai bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 và Nghị định 17, đã có buổi họp nhằm khắc phục các vấn đề khó khăn, vướng mắc khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá trong giai đoạn hiện tại. Sau buổi họp, các doanh nghiệp bảo hiểm/tái bảo hiểm đã có công văn gửi Cục vào ngày 7/11/2019 như đề cập ở trên.

Trong thời gian chờ hướng dẫn mới của các cơ quan quản lí, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO đã có hướng dẫn các đơn vị thành viên tại các địa bàn được giao tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rủi ro, đề xuất cấp đơn bảo hiểm để đảm bảo các tàu cá được cấp bảo hiểm tuân thủ đúng các qui định mới ban hành.

SHB Finance có tân Chủ tịch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo bổ nhiệm bà Hoàng Thị Mai Thảo giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP SHB (SHB Finance).

Theo đó, bà Thảo sẽ thôi chức vụ Phó Tổng Giám đốc SHB để đảm nhiệm chức vụ mới từ ngày 1/12/2019.

Bà Hoàng Thị Mai Thảo sinh năm 1973 và có trình độ thạc sỹ kinh tế. Bà Thảo vừa mới đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc kiêm giám đốc khối ngân hàng bán lẻ của SHB từ tháng 1/2019. Trước đó, bà từng là Giám đốc khối Nguồn vốn của SHB, thành viên HĐQT công ty chứng khoán SHB (SHBS).

Bà Thảo có hơn 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại các ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động và kinh doanh Nguồn vốn. Bà từng giữ vị trí Trưởng phòng Nguồn vốn, Giám đốc CN Ngô Quyền của Ngân hàng VPBank.

Trước đó, HĐQT SHB đã quyết định cho ông Thái Quốc Minh (thành viên HĐQT SHB) thôi tham gia làm thành viên Hội đồng thành viên và thôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên tại SHB Finance từ ngày 1/12.

Cùng với việc điều động bà Thảo sang SHB Finance, Hội đồng quản trị (HĐQT) SHB cũng quyết định cử ông Lê Đăng Khoa tham gia làm thành viên Hội đồng thành viên SHB Finance. Theo đó, ông Khoa sẽ là người đại diện cho khoản vốn 200 tỉ đồng của SHB tại SHB Finance từ ngày 1/12.

SHB Finance được thành lập năm 2016, là công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng hoạt động trên 37 tỉnh, thành phố với hơn 3.000 nhân sự. SHB Finance hiện đang có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng do SHB sở hữu 100%.

Hoài Dương