Bản tin bất động sản sáng ngày 1/7: Ngàn hộ dân Hải Phòng mỏi mòn chờ “sổ đỏ” tái định cư

Cập nhật: 08:56 | 01/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hơn 1.100 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm bị chuyển đổi trái phép; “Núp bóng” trang trại, người thân lãnh đạo huyện xây biệt thự trên đất nông nghiệp?; Gần ngàn hộ dân Hải Phòng mỏi mòn chờ “sổ đỏ” tái định cư...

ban tin bat dong san sang ngay 17 ngan ho dan hai phong moi mon cho so do tai dinh cu

Bản tin bất động sản sáng 30/6: Người dân phản đối thu hồi đất ở Long Hưng, Đồng Nai

ban tin bat dong san sang ngay 17 ngan ho dan hai phong moi mon cho so do tai dinh cu

Bản tin bất động sản sáng ngày 29/06: "Nóng" cuộc đua nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam

ban tin bat dong san sang ngay 17 ngan ho dan hai phong moi mon cho so do tai dinh cu

Bản tin bất động sản sáng ngày 28/06: Bàn giao nhà khi dự án còn ngổn ngang

Thanh Hóa: “Núp bóng” trang trại, người thân lãnh đạo huyện xây biệt thự trên đất nông nghiệp?

Con gái của Bí thư Huyện ủy và chị ruột Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đứng tên xây dựng 2 khu sinh thái rộng hơn 3 ha, trong đó nhiều căn nhà được xây dựng kiểu biệt thự, nhà chòi, nhà sàn cách tân...tại thôn Đồng Lão, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy. Chính quyền địa phương căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam năm 1983 (cách đây đã 36 năm và đã hết hiệu lực) để phê duyệt quy hoạch chi tiết cho xây dựng, có dấu hiệu “bật đèn xanh” và tiếp tay cho sai phạm khiến dư luận bức xúc.

ban tin bat dong san sang ngay 17 ngan ho dan hai phong moi mon cho so do tai dinh cu

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, “trang trại sinh thái” phía trên (tay phải từ ngoài vào) là của bà Mai Thị Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy. Còn “trang trại sinh thái” phía dưới con đường (tay trái từ ngoài vào) là của ông Phạm Văn Tiến – Bí thư Huyện ủy huyện Cẩm Thủy.

Theo quan sát, khu “trang trại sinh thái” mà người dân cho rằng của bà Hà rộng khoảng 1,6ha, 4 phía xung quanh được xây tường bao kiên cố, phía trên có chăng dây thép gai.

Từ mặt đường nhìn vào, điều dễ nhận thấy là chiếc cổng được chủ nhân xây dựng bề thế, có trị giá lên tới hàng trăm triệu đồng.

Bên trong khu “trang trại sinh thái” có một ngôi nhà cấp 4, được xây dựng theo kiểu biệt thự, mái Thái, được sơn màu rất đẹp, đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Gần ngàn hộ dân Hải Phòng mỏi mòn chờ “sổ đỏ” tái định cư

Chuyển đến khu tái định cư đã gần 10 năm, đến nay, gần ngàn hộ dân Hải Phòng vẫn mỏi mòn chờ “sổ đỏ”.

Chuyển đến khu tái định cư để nhường đất cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ gần 10 năm trước, cả ngàn hộ dân các quận huyện của thành phố Hải Phòng vẫn chưa được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bà con đã nhiều lần kiến nghị; lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng từng chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm, nhưng đến nay, người dân vẫn mòn mòn chờ đợi.

Đà Nẵng: Không thể đấu giá SVĐ Chi Lăng để thi hành án vụ Phạm Công Danh

Theo Cục trưởng Cục THADS TP. Đà Nẵng Trần Phước Thu, các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản là khu phức hợp SVĐ Chi Lăng, làm cho việc xử lý tài sản kê biên để thi hành án vụ Phạm Công Danh không thực hiện được...

ban tin bat dong san sang ngay 17 ngan ho dan hai phong moi mon cho so do tai dinh cu
TP. Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại toàn bộ diện tích đất tại SVĐ Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách thỏa thuận với các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan

Ngày 30/06, ông Trần Phước Thu, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Đà Nẵng cho biết, Cục vừa có văn bản số 1041/BC-CTHADS gửi HĐND TP Đà Nẵng báo cáo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2019; trong đó nêu rõ về những phức tạp, tồn đọng chung quanh xử ý tài sản là sân vận động Chi Lăng để thi hành án vụ Phạm Công Danh – Công ty THHH Tập đoàn Thiên Thanh.

Theo đó, vụ Phạm Công Danh - Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh gồm 02 việc theo Bản án số 332/2016/HSST ngày 09/9/2016 của TAND TP. HCM và Bản án số 30/2017/HSPT ngày 24/01/2017 của TAND Cấp cao tại TP.HCM. Các THADS thành phố tổ chức thi hành một phần quyết định của Bản án nêu trên do Cục THADS TP. HCM ủy thác.

Hơn 1.100 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm bị chuyển đổi trái phép

TP. HCM đã thanh lý hợp đồng xây dựng khu tái định cư khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về giao đất là không đúng quy định.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm của TP. HCM trong việc thanh lý hợp đồng đầu tư dự án 1.330 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Thông báo số 1041 của Thanh tra Chính phủ ngày 26/06/2019 kết luận về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm , Quận 2, TP. HCM, dự án New City được chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Thuận Việt thay đổi thiết kế từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại và chuyển nhượng 1.122 căn hộ cho người mua.

Theo đuổi dự án 10 năm, bất ngờ bị... “khai tử”

Chật vật suốt 10 năm xử lý các vướng mắc, đến khi chuẩn bị thi công thì dự án bãi đậu xe ngầm Trống Đồng tại quận 1, TP. HCM bất ngờ bị thu hồi.

ban tin bat dong san sang ngay 17 ngan ho dan hai phong moi mon cho so do tai dinh cu

Sân khấu ca nhạc Trống Đồng, nơi dự kiến xây bãi đậu xe ngầm Trống Đồng

Dự án bãi đậu xe ngầm kết hợp thương mại dịch vụ và sân khấu Trống Đồng (dự án bãi đậu xe ngầm Trống Đồng - quận 1) là 1 trong 180 dự án bị "điểm mặt" không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất hằng năm, buộc phải thu hồi.

Dự án bãi đậu xe ngầm Trống Đồng được UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và giao đất ngày 15/7/2010. Tuy nhiên, suốt 9 năm qua "bất động" bởi hàng loạt vướng mắc. Cuối năm 2018, khi dự án đã ký hợp đồng đền bù, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư khẳng định sẵn sàng về nguồn lực, năng lực quản lý thì dự án bất ngờ bị "liệt" vào danh sách thu hồi.

Bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Phó Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương (Công ty Đông Dương, nhà đầu tư dự án), khẳng định việc đưa vào danh sách phải thu hồi là không phù hợp quy định của Luật Đất đai. Theo bà Quỳnh, dự án "bất động" nhiều năm chủ yếu do bị vướng nhiều thủ tục như việc xác định đơn giá thuê đất, cấp phép PCCC, bồi thường giải phóng mặt bằng, xin cấp phép xây dựng và quy hoạch… Gần nhất là việc bị trùng với vùng kiểm soát của tuyến metro số 2 nên phải làm lại thiết kế từ đầu.

Văn Thắng