Bản tin bất động sản chiều ngày 28/6: Cải tạo chung cư cũ, dân lo "đi dễ về khó"

Cập nhật: 16:57 | 28/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin bất động sản chiều ngày 28/06 gồm những nội dung nổi bật: Cải tạo chung cư cũ, dân lo "đi dễ khó về"; Thêm nhiều dự án có dấu hiệu thiếu minh bạch tại La Phù - Hà Nội; Tháo dỡ các công trình lấn chiếm sân bay Phú Quốc cũ...

ban tin bat dong san chieu ngay 286 cai tao chung cu cu dan lo di de ve kho

Bản tin bất động sản sáng ngày 28/06: Bàn giao nhà khi dự án còn ngổn ngang

ban tin bat dong san chieu ngay 286 cai tao chung cu cu dan lo di de ve kho

Bản tin bất động sản chiều ngày 27/6: Licogi 18 "sa lầy" với dự án "đắp chiếu" ở Mê Linh

ban tin bat dong san chieu ngay 286 cai tao chung cu cu dan lo di de ve kho

Bản tin bất động sản sáng ngày 27/6: Chiếm dụng quỹ bảo trì bùng phát vì chế tài yếu

Bình Thuận mỏ cát lậu thách thức chính quyền: Tổ liên ngành của tỉnh bất ngờ kiểm tra

Sáng 28/06, tổ liên ngành kiểm tra khoáng sản trái phép đã bất ngờ kiểm tra mỏ cát lậu của ông Hồ Công Tồn, ở xã Sông Bình, huyện Bắc Bình.

ban tin bat dong san chieu ngay 286 cai tao chung cu cu dan lo di de ve kho

Bên trong mỏ cát lậu của ông Hồ Công Tồn

Tổ liên ngành (do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập), ngoài cán bộ của Sở TNMT, còn có Phòng cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh), đại diện UBND huyện Bắc Bình và chính quyền xã đã đến khu mỏ cát lậu của ông Hồ Công Tồn, yêu cầu mở cổng để vào bên trong kiểm tra thực địa.

Bên trong mỏ cát lậu, ngoài khối lượng cát còn nguyên, vừa khai thác chưa đem đi hết, tổ liên ngành ghi nhận diện tích cát đã bị lấy đi khỏi mỏ là rất lớn.

Tổ liên ngành đo vẽ hiện trạng sơ bộ sau đó tiến hành lập biên bản hiện trạng mỏ cát trái phép này dưới sự chứng kiến của ông Hồ Công Tồn.

Bên cạnh đó, những diện tích đã khai thác hết cát bề mặt đã được ông Hồ Công Tồn trồng hàng nghìn cây xoài (mới trồng, chỉ cao 50 cm) cũng được ghi vào biên bản.

Theo lãnh đạo Sở TNMT Bình Thuận, sau khi kết thúc kiểm tra của Tổ liên ngành, Sở TNMT sẽ có báo cáo cho UBND tỉnh xem xét xử lý tiếp vào đầu tuần tới.

Tháo dỡ các công trình lấn chiếm sân bay Phú Quốc cũ

Sáng 28/06, tổ công tác của UBND thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) đã tổ chức tháo dỡ hàng chục công trình lấn chiếm phần đất của sân bay cũ.

ban tin bat dong san chieu ngay 286 cai tao chung cu cu dan lo di de ve kho

Theo ông Huỳnh Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Dương Đông, UBND thị trấn đã nhiều lần gửi thông báo vận động người dân tự tháo dỡ công trình lấn chiếm, nhưng nhiều hộ dân không chấp hành.

“Chúng tôi đã nhiều lần thông báo nhưng đến nay chỉ có khoảng 4 - 5 hộ tự tháo dỡ. Vì vậy, chúng tôi đã lập đoàn cưỡng chế tháo dỡ”, ông Thái nói.

Liên quan đến việc tháo dỡ, ông Huỳnh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc cho biết, hiện nay phần đất sân bay cũ do nhà nước quản lý, hiện đang có dự án xây dựng khu này thành trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, tuy nhiên vẫn chưa giao cho nhà đầu tư nào.

La Phù - Hà Nội: Thêm nhiều dự án có dấu hiệu thiếu minh bạch

Báo Thanh tra ngày 23/04/2019 có bài: "Xã La Phù (Hoài Đức - Hà Nội): Việc cưỡng chế các công trình vi phạm đã minh bạch?", phản ánh trên địa bàn xã La Phù có hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng (TTXD), xây dựng trên đất nông nghiệp, đất lấn chiếm, xây dựng trái phép. Thế nhưng, UBND xã La Phù lại không đồng loạt xử lý mà chỉ xử lý “điểm” một số công trình. Việc làm này đang gây sự hoài nghi trong dư luận về việc có hay không chính quyền xã La Phù đang “bao che” cho một số công trình vi

Qua tìm hiểu của PV, hiện tại xã La Phù còn có nhiều dự án có dấu hiệu thiếu minh bạch trong việc thu hồi đất, triển khai thực hiện dự án.

Dự án xây dựng khu đất dịch vụ tại khu Chéo đường tàu là một ví dụ. Dự án được thực hiện theo Quyết định số 2393/TB-UBND, ngày 17/04/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi 82.824 m2 đất nông nghiệp tại xã La Phù để giao cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Đất đã thu hồi, nhưng đến nay, nhiều hộ dân vẫn thắc mắc không hiểu Quyết định số 2393/TB-UBND nội dung cụ thể ra sao, bởi họ không được UBND huyện và xã cung cấp.

Bên trong dự án Công viên Sài Gòn Safari vừa có kết luận thanh tra

Dù đến nay đã 15 năm kể từ ngày được cấp phép nhưng dự án Công viên Sài Gòn Safari, vẫn chưa thành hình hài và diện tích đa phần hiện hữu là cỏ mọc để cho trâu bò gặm.

Vừa qua, tại nhà văn hóa xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP. HCM), Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra toàn diện dự án Thảo Cầm Viên mới (còn gọi là Công viên Sài Gòn Safari).

Dù đến nay đã 15 năm kể từ ngày được cấp phép, thế nhưng dự án Công viên Sài Gòn Safari với mục tiêu công viên du lịch sinh thái có tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á vẫn chưa thành hình hài và diện tích đa phần hiện hữu là cỏ mọc để cho trâu bò gặm.

Ông Trần Văn Mây, Cục trưởng Cục 3, Thanh tra Chính phủ chủ trì buổi công bố kết luận thanh tra. Cùng tham dự có 171 hộ dân bị ảnh hưởng và đang khiếu nại thuộc dự án và đại diện các ban, ngành, đoàn thể huyện Củ Chi (TP. HCM).

Nhiều sai phạm tại dự án Thảo Cầm Viên mới (còn gọi là Công viên Sài Gòn Safari) đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra. Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh về việc lập đồ án quy hoạch dự án cho đến khi hoàn thành và phê duyệt từ năm 2004 – 2007 là thời hạn quá dài. Mặt khác, kết quả kiểm tra 705 hồ sơ đền bù có tới 578 trường hợp đền bù không đúng với số tiền 104,74 tỷ đồng. Bởi lẽ, phương án giá bồi thường mà huyện Củ Chi trình lên và UBND TP.HCM duyệt (phương án số 99) có đặt ra tiêu chí "Đất vườn gò tự nhiên trong khu dân cư", đơn giá 150.000 đồng/m2, cao gấp đôi đất trồng cây lâu năm đã có hệ số K, không đúng quy định pháp luật thời điểm đó. Tiêu chí này áp dụng với đất ở ngoài hạn mức 300 m2.

Cải tạo chung cư cũ, dân lo "đi dễ khó về"

Giữa tháng 6 vừa qua, UBND quận 1 (TP.HCM) tiếp tục tổ chức hội nghị tiếp xúc, thông tin một số nội dung liên quan đến việc thực hiện phương án di dời, bố trí tạm cư cho các hộ dân ở Chung cư 155 - 157 Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1). Tuy nhiên, nhiều cư dân bày tỏ thái độ không hài lòng và yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc chọn nhà tạm cư.

ban tin bat dong san chieu ngay 286 cai tao chung cu cu dan lo di de ve kho

Phản ánh với phóng viên, các cư dân ở Chung cư 155 - 157 Bùi Viện cho rằng, việc bố trí những nhà tạm cư và mức hỗ trợ chưa thoả đáng khiến họ lâm vào tình cảnh khó khăn và cuộc sống bị đảo lộn.

Ông Hợi, một cư dân sống tại tầng 3 cho biết, gia đình ông chưa thể dời đi là vì nơi tạm cư ở tận xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) quá xa trung tâm.

"Hai vợ chồng tôi không có việc làm ổn định, tôi làm bảo vệ, còn vợ thì làm lao công thu nhập bấp bênh, chuyển về đó rồi vợ chồng tôi biết làm gì mà sống?", ông Hợi nói.

Còn ông Đức, ở tầng 6 cũng chia sẻ, là cựu chiến binh và có thời gian gắn bó với “ngôi nhà chung” này đến nay đã hơn 40 năm, vì vậy kế hoạch di dời giải tỏa khiến cuộc sống của ông gặp khó khăn.

"Biết là nguy hiểm phải di dời đi, chúng tôi đồng tình chuyển đi, nhưng mong chính quyền hãy xem xét lại, phải bố trí nơi tạm cư phù hợp và đền bù thoả đáng cho chúng tôi", ông Đức nói.

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm