Asanzo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng

Cập nhật: 16:13 | 24/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Asanzo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, đây là khẳng định của Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Tp Hà Nội về những hành vi của doanh nghiệp này là quảng cáo sản phẩm có công nghệ Nhật Bản nhưng lại nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc về lắp ráp.  

asanzo co dau hieu lua doi nguoi tieu dung

Shark Tam với dòng sản phẩm Asanzo giữa tâm bão

asanzo co dau hieu lua doi nguoi tieu dung

Kế hoạch IPO và mở rộng thị trường của CEO Asanzo

asanzo co dau hieu lua doi nguoi tieu dung

Chiến lược kinh doanh dựa trên sự thấu hiểu khách hàng của Asanzo

Thưa luật sư, trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy ngày hôm nay có đưa tin về việc thương hiệu Asanzo quảng cáo là công nghệ Nhật Bản nhưng lại nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc về lắp ráp. Điều này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hiện hành hay không?

asanzo co dau hieu lua doi nguoi tieu dung
Luật sư Nguyễn Thế Truyền

Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Với những gì mà các cơ quan truyền thông đã phản ánh thì hành vi của Asanzo đã vi phạm vào điều 10 về các hành vi bị cấm trong luật Bảo vệ Người tiêu dùng năm 2010. Cụ thể, tại khoản 1 điều này đã ghi rất rõ Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: Hàng hoá, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Để xác định đúng tính chất của vụ việc, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ và xử ý nghiêm trước pháp luật.

Cách đây gần 2 năm Khai Silk cũng bị tố nhập hàng từ Trung Quốc rồi dán lụa Khai Silk là hàng “made in Vietnam” ngay lập tức bị quy là hàng giả, sao vụ Asanzo vẫn chưa kết luận sản xuất hàng giả, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Nguyên tắc làm hàng giả là phải xác định được đối tượng bị làm giả, sau đó mới xác định được chủ thể. Trong vụ Khai Silk lụa tơ tằm của Việt Nam là có và Khai Silk phát triển và lớn mạnh được là nhờ kinh doanh lụa tơ tằm Việt Nam. Trên thực tế Khai Silk sử dụng khăn lụa Trung Quốc cắt mác đi và thay vào đó là lụa tơ tằm Việt Nam. Hành vi làm giả ở đây là khăn của Trung Quốc nhưng lại giả mạo là lụa tơ tằm Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc các làng nghề và những đơn vị cung cấp lụa tơ tằm cho Khai Silk vô hình chung đang bị làm giả, làm nhái bởi chính hành vi mua lụa từ Trung Quốc của doanh nghiệp này. Hơn thế nữa, hành vi của Khai Silk còn làm ảnh hướng rất lớn đến thương hiệu và uy tín của lụa Việt Nam.

Còn trong trường hợp của Asanzo họ mua linh kiện từ Trung Quốc về lắp ráp tại Việt Nam với thương hiệu riêng của họ nên chưa đủ cơ sở kết luận sản xuất hàng giả. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì Asanzo đang có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng do không cung cấp đầy đủ thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng. Ở đây người tiêu dùng đang nhầm lẫn là dùng sản phẩm Asanzo là sản phâm của Việt Nam mặc dù có logo “Hàng việt Nam chất lượng cao” nhưng thực tế lại dùng hàng Trung Quốc.

Vâng xin cảm ơn luật sư!

Anh Khang

Tin cũ hơn
Xem thêm