18 ngân hàng Việt Nam được Moody's hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm

Cập nhật: 10:00 | 21/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm 18 ngân hàng Việt Nam được Moody's đưa ra sau khi công bố triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

18 ngan hang viet nam duoc moodys ha trien vong xep hang tin nhiem

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 21/11: Moody's cảnh báo các công ty Hàn Quốc đang đầu tư và M&A quá mức

18 ngan hang viet nam duoc moodys ha trien vong xep hang tin nhiem

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 29/10/2019: Chương trình phát hành trái phiếu quốc tế của SeABank được Moody's xếp hạng

18 ngan hang viet nam duoc moodys ha trien vong xep hang tin nhiem

Những ảnh hưởng xếp hạng của Moody’s tới các nhóm doanh nghiệp

Vừa qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service ("Moody's") thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm.

Đồng thời, Moody's điều chỉnh triển vọng xuống Tiêu cực, kết thúc thời gian đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc kể từ ngày 9/10/2019.

Ngay sau công bố của Moody's, Bộ Tài chính đã ra thông tin báo chí phản hồi vấn đề nêu trên.

Bộ Tài chính cho rằng, việc Moody's hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam chỉ dựa trên sự việc riêng lẻ đối với nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ mà bỏ qua thành tựu toàn diện Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện khả năng chống chọi với các cú sốc bên ngoài và nâng cao tính bền vững danh mục nợ công, là không xác đáng.

Trong thông cáo báo chí, Moody's ghi nhận với việc tập trung giám sát và phối hợp để đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ được bố trí nguồn và xử lý thủ tục thanh toán kịp thời, rủi ro tái diễn tình trạng chậm trả nợ đã thuyên giảm đáng kể.

18 ngan hang viet nam duoc moodys ha trien vong xep hang tin nhiem
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhìn nhận tín hiệu của Moody's đưa ra về việc tiếp tục theo dõi hồ sơ tín dụng của Việt Nam (với triển vọng Tiêu cực) là không tương xứng với chỉ đạo hết sức quyết liệt và kịp thời của Chính phủ, cũng như với hàng loạt các biện pháp mà Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong thời gian qua đã triển khai để cải thiện công tác phối hợp hành chính trong việc thanh toán nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, đảm bảo không gây tổn thất cho Bên cho vay.

Nhân dịp này, Bộ Tài chính khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết với các đối tác phát triển và tổ chức tài chính quốc tế.

Quan điểm này cũng thể hiện rõ qua việc Chính phủ Việt Nam đã chủ động thực hiện trách nhiệm của người bảo lãnh trong việc thanh toán, ngay cả khi chưa nhận được yêu cầu chính thức của Bên cho vay, Bộ Tài chính cho biết.

Để sự việc chậm trả nợ được Chính phủ bảo lãnh không phát sinh trong thời gian tới, có thể gây ra sự hiểu lầm không đáng có đối với cộng đồng các nhà đầu tư về khả năng trả nợ của Chính phủ cũng như ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành và cơ quan liên quan đảm bảo bố trí nguồn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.

Trong giai đoạn tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách thể chế và khơi thông nguồn lực để một mặt đảm bảo khả năng trả nợ, duy trì bền vững nợ công và an ninh tài chính quốc gia trong khi vẫn đảm bảo nguồn lực để phát triển.

Đồng hành với Chính phủ, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp cải cách kinh tế, Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan trong thời gian tới sẵn sàng cung cấp thông tin minh bạch và đưa ra các minh chứng thuyết phục về việc Chính phủ nghiêm túc thực hiện cam kết trả nợ.

Qua đó, Bộ Tài chính tin rằng Moody's, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như tổ chức quốc tế khác sẽ có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để đưa ra nhìn nhận đúng đắn, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam.

Đối với 10 trong số 18 ngân hàng, Moody's đã xác nhận xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngoại tệ và nội tệ dài hạn của các ngân hàng, thay đổi triển vọng của các xếp hạng này thành tiêu cực khi xem xét để hạ cấp.

Trong số 10 ngân hàng, Moody's đã xác nhận đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và điều chỉnh BCA của 4 ngân hàng, cũng như đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (Đánh giá CR) và Xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) của 6 ngân hàng.

Đối với 5 trong 18 ngân hàng, Moody's đã xác nhận xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của các ngân hàng và thay đổi triển vọng về xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của ngân hàng thành tiêu cực từ xếp hạng để xem xét hạ cấp.

Đồng thời, Moody's cũng đã xác nhận các đánh giá CR và CRR dài hạn của 3 ngân hàng còn lại.

Việc thay đổi xếp hạng là kết luận đánh giá của Moody's đối với 18 ngân hàng được tổ chức này khởi xướng từ ngày 10/10/2019, sau khi Moody's cho biết sẽ cân nhắc hạ bậc triển vọng Việt Nam vào ngày 9/10/2019.

Việc thay đổi xếp hạng hôm nay đối với các ngân hàng là diễn biến kéo theo từ việc Moody's chính thức hạ bậc triển vọng của Việt Nam về "Tiêu cực" vào ngày 18/12/2019 và không phản ánh sự suy yếu của hồ sơ tài chính độc lập của các ngân hàng.

Đánh giá xếp hạng lần này của Moody's không ảnh hưởng tới triển vọng của Sacombank (Caa1, ổn định, caa2).

Theo Moody's xếp hạng khả năng thanh toán là yếu tố quan trọng để họ đưa ra mức xếp hạng các ngân hàng Việt bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ các ngân hàng trong những giai đoạn khó khăn.

Và theo đánh giá mới đây của tổ chức này, rủi ro chậm thanh toán các khoản nợ của Việt Nam đang tăng lên, đặc biệt đối với một số nghĩa vụ nợ gián tiếp. Moody's cho rằng Chính phủ cần có những biến pháp cụ thể và cần thiệt để cải thiện sự phối hợp giữa các bên và việc quản lí nợ.

Tuy nhiên, Moody's sẽ khẳng định xếp hạng của 10 ngân hàng với triển vọng ổn định, nếu xếp hạng chủ quyền của Việt Nam được đưa trở về Ba3 với triển vọng ổn định và không có thay đổi quan trọng đối với sức mạnh tín dụng độc lập của các ngân hàng này.

Ở chiều ngược lại, nếu như xếp hạng tín nhiệm về thanh toán của Việt Nam tiếp tục hạ hoặc suy giảm mạnh về sức mạnh tín nhiệm cơ bản, mức xếp hạng của các ngân hàng này sẽ có thể tiếp tục bị hạ xuống theo.

Đối với tám ngân hàng còn lại, Moody's có thể nâng cấp hoặc hạ cấp xếp hạng dài hạn của họ nếu mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của ngân hàng bị thay đổi lên nhờ các yếu tố cơ bản về tín dụng được cải thiện hoặc xấu đi đáng kể.

Thu Hoài