Xuất khẩu cá nóc, còn lắm gian nan

Cập nhật: 14:03 | 13/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Vừa qua, một vài doanh nghiệp đã xin phép thu mua cá nóc để chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên đây là loài cá khó trong chế biến và đảm bảo chất lượng dẫn đến khó khai thác xuất khẩu đi nước ngoài.  

xuat khau ca noc con lam gian nan Xuất khẩu cá tra sang Brazil chưa thấy dấu hiệu phục hồi
xuat khau ca noc con lam gian nan Canada – điểm sáng trong xuất khẩu cá ngừ
xuat khau ca noc con lam gian nan Trung Đông, thị trường tốt nhất cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam hiện nay

Ngày 13/11, ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi cho biết, đã giao Chi cục Thủy sản khảo sát về nguồn lực khai thác cá nóc của ngư dân theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Trước đó, một doanh nghiệp tư nhân ở Nha Trang (Khánh Hòa) đề nghị UBND Quảng Ngãi cho phép thu mua loài cá này để chế biến xuất khẩu.

Trước đây, Việt Nam cũng đã từng xuất khẩu cá nóc đi Hàn Quốc, nhưng không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân lớn nhất được đánh giá là do sản lượng cá nóc khai thác không ổn định, nhiều chủng loại, tỉ lệ cá nóc đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu rất thấp nên hiệu quả kinh tế không như kỳ vọng. Chính vì vậy đối tác nhập khẩu Hàn Quốc đã không thực hiện cam kết thu mua và cũng không hợp tác tháo gỡ.

xuat khau ca noc con lam gian nan
Cá nóc là một loại cá cực độc.

Cá nóc có tên khoa học là Tetraodontiformes, trong đó có nhiều chủng mang độc tố tetrodotoxin trong gan, nguy hiểm cho hệ thần kinh, có thể dẫn đến tử vong khi ăn. Dù vậy, đây là món ăn đặc sản ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thịt cá nóc rất ngon và dân biển Việt Nam vẫn ăn loài cá này bằng cách phơi khô nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ ngộ độc gây chết người nên nhà nước đã có quy định cấm khai thác, thu mua và tiêu thụ cá nóc. Ở các nước cho phép ăn cá nóc thì phải tuân thủ những quy định rất ngặt nghèo; như tại Nhật Bản, đầu bếp chế biến cá nóc phải học đến 3 năm và được cấp bằng trước khi hành nghề.

Theo chuyên gia ẩm thực Võ Quốc, ngay những nhà hàng được phép phục vụ món cá nóc ở Hàn Quốc, Nhật Bản, sau khi đầu bếp chế biến xong, luôn có bác sĩ thú y tại nhà hàng thử độc tố, nếu có độc thì không mang ra phục vụ khách. Ở Việt Nam, hiện cũng có nhiều nhà hàng chuyên món Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng trong thực đơn chưa có món cá nóc vì chưa bảo đảm các điều kiện an toàn cho thực khách. “Nhìn chung, giới đầu bếp Việt Nam không coi cá nóc là nguyên liệu thực phẩm vì nguy cơ ngộ độc quá cao và cũng hiếm có thực khách muốn thử món ăn này” - ông Quốc nói.

Tuy nhiên, đây là nguồn tài nguyên dồi dào cận được tận dụng để xuất khẩu, do vậy Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp chủ trì nghiên cứu phương pháp chế biến đồng thời có đề án khai thác.

Trong báo cáo công bố hồi đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp cho biết, đề án thí điểm khai thác, thu gom, chế biến cá nóc sang Hàn Quốc giai đoạn 2004 - 2016 đã được triển khai ở 5 tỉnh Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang.

Hiện 4 trong 5 tỉnh thành đã đề xuất dừng triển khai thí điểm do không có hiệu quả về mặt kinh tế. Riêng Khánh Hòa vẫn đề nghị tiếp tục do đã có đầu ra xuất khẩu tương đối ổn định sang Hàn Quốc.

Tùng Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm