Xuất khẩu cao su sang Đài Loan tăng mạnh về giá trị

Cập nhật: 10:05 | 01/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Cao su Việt Nam xuất vào Đài Loan tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm nay, nhất là các sản phẩm cao su tự nhiên. Thị trường Đài Loan có xu hướng tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam trong khi giảm nhập khẩu từ một số thị trường chính như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu tăng mạnh nhờ EVFTA

Xuất khẩu thủy sản tiếp đà phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2021?

Sáu tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu gần 1,5 tỷ USD

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Tài chính Đài Loan cho biết trong 5 tháng đầu năm 2021, thị trường Đài Loan nhập khẩu 117.760 tấn cao su (mã HS 4001,4002,4003,4005), trị giá gần 262 triệu USD, tăng hơn 10% về lượng và tăng 27,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Indonesia và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 5 cho thị trường Đài Loan với 11.950 tấn, trị giá 23,59 triệu USD, tăng 78% về lượng và tăng hơn 132% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của thị trường Đài Loan chiếm 10,2%, tăng so với mức 6,3% của 5 tháng đầu năm 2020.

4451-xuatkhaucaosujpg
Xuất khẩu cao su sang Đài Loan tăng hơn 132% về giá trị (Ảnh minh họa)

Trong 5 tháng qua, Việt Nam đang là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 5 cho thị trường Đài Loan với 11,95 nghìn tấn, trị giá 23,59 triệu USD, tăng 78% về lượng và tăng 132,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của thị trường Đài Loan chiếm 10,2%, tăng so với mức 6,3% của 5 tháng đầu năm 2020.

Thị trường Đài Loan đang có xu hướng tăng nhập khẩu cao su Việt Nam trong khi giảm nhập khẩu từ một số thị trường chính như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.

Riêng với mặt hàng cao su tự nhiên, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm, với 11,76 nghìn tấn, trị giá 23,4 triệu USD, tăng 91,3% về lượng và tăng 148% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường Đài Loan chiếm 28,9%, tăng so với mức 15,1% của 5 tháng đầu năm 2020.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, thị trường Đài Loan nhập khẩu 71.310 tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 163,66 triệu USD, tăng hơn 10% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc trong tổng nhập khẩu của thị trường Đài Loan giảm; trong khi thị phần của Mỹ, Trung Quốc tăng. Lượng cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm 0,04% trong tổng nhập khẩu của thị trường Đài Loan.

Giá cao su hôm nay (1/7) tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 230,5 Yen/kg, giảm 5,7 Yen với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 231,3 Yen/kg, giảm 5,1 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 227,8, giảm 5,9 Yen so với phiên giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 12.510 Nhân dân tệ/tấn, giảm 325 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 12.695 Nhân dân tệ/tấn, giảm 155 so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 12.800 Nhân dân tệ/tấn, giảm 190 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Giá cao su kỳ hạn giao dịch tại Nhật Bản cuối tuần trước tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chấp nhận thỏa thuận về đầu tư cho cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng tại Thượng viện, làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giá dầu tăng cũng tác động tích cực lên thị trường cao su.

Tuy nhiên, sang đầu tuần này, giá cao su lại quay đầu sụt giảm. Theo chuyên gia, nguồn cung phụ thuộc theo yếu tố mùa vụ và nhu cầu tiêu thụ chậm lại tại Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới được cho là yếu tố chính khiến giá cao su đi xuống. Xu hướng này có thể tiếp tục diễn ra trong quý III năm nay.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm