VN-Index hồi phục đầu phiên: Nhịp rung lắc mạnh vẫn đang hiện hữu

Cập nhật: 10:17 | 29/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Nối tiếp xu hướng tiêu cực từ phiên trước, phiên giao dịch sáng 29/1/2021 diễn ra với áp lực bán tăng mạnh trong những phút đầu mở cửa khiến VN-index có lúc "thủng" mốc 1.000 điểm. Tuy vậy, dòng tiền bắt đáy đã mau chóng nhập đã cuộc giúp các chỉ số hồi phục mạnh.

1531-dch
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Lúc 9h25, áp lực trên thị trường vẫn là lớn khi hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu trong đó GVR và BCM vẫn bị kéo xuống mức giá sàn.

Tuy nhiên, khác với phiên trước, sự bán tháo trên diện rộng đã không con diễn ra số mã giảm sàn không còn nhiều. VRE giảm 5,9% xuống 30.150 đồng, HVN giảm 5,1% xuống 24.050 đồng, SAB giảm 4,8% xuống 165.500 đồng.

Chiều ngược lại, sự hồi phục đã xuất hiện ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong đó NVL tăng 5% lên 79.600 đồng, FPT tăng 2,4% lên 60.000 đồng, VNM tăng 1% lên 97.100 đồng, BVH tăng 1,9% lên 55.000 đồng.

VN-Index giảm 12,4 điểm (-1,21%) xuống 1.011,54 điểm; HNX-Index tăng 0,45 điểm (0,22%) lên 203,5 điểm; UpCOM-Index tăng 0,53 điểm (0,77%) lên 69,65 điểm.

Đến 9h35, sự hồi phục lan rộng hơn đến nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó, PLX tăng 3,6%, STB tăng 3,1%, ACV tăng 3%, VNM tăng 2,2%, TCB tăng 2,6%, HPG tăng 2,7%,

VN-Index tăng 3,72 điểm (0,36%) lên 1.027,66 điểm; HNX-Index tăng 1,87 điểm (0,92%) lên 204,92 điểm. UpCOM-Index tăng 1,08 điểm (1,56%) lên 70,2 điểm.

Đến 9h42, VN-Index tăng 17,87 điểm (1,75%) lên 1.041,81 điểm; HNX-Index tăng 4,84 điểm (2,38%) lên 207,89 điểm; UpCOM-Index tăng 1,56 điểm (2,26%) lên 70,68 điểm.

Trước đó, VN-Index thiết lập kỷ lục về mức giảm tuyệt đối trong phiên ngày 28/1/2021 với đa phần các cổ phiếu vốn hóa lớn rơi vào trạng thái trắng bên mua. Điểm tích cực hiếm hoi trong phiên hôm qua là việc khối ngoại mua ròng mạnh với 575 tỷ đồng.

Các công ty chứng khoán đồng thuận nhận định, thị trường sẽ có thêm một phiên giảm điểm trong đó bi, nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi danh mục không quá rủi ro.

Trong khi đó, Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức 20% và hạn chế bán đuổi tại các nhịp giảm mạnh hoặc có thể xem xét mua bình quân giá thấp và bán ra ở nhịp hồi phục.

Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:

Chốt phiên 28/1,Dow Jones tăng 300,19 điểm lên 30.603,36 điểm; S&P 500 tăng 36,61 điểm lên 3.787,38 điểm; Nasdaq tăng 66,56 điểm lên 13.337,16 điểm.

Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 28/1. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 2,06%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 1,53% còn Topix giảm 1,14%. Thị trường Trung Quốc giảm từ đầu phiên với Shanghai Composite giảm 1,91% còn Shenzhen Component giảm 3,248%. Hang Seng của Hong Kong giảm 2,3%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,71%. ASX 200 của Australia giảm 1,93%.

Chốt phiên 28/1, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 28 cent, tương đương 0,5%, xuống 55,53 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 51 cent, tương đương 1%, xuống 52,34 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán ngày 29/1/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

Ocean Group bị Cơ quan Cảnh sát yêu cầu ngừng mọi giao dịch liên quan tới cổ phiếu OCH; SMA lần đầu tiên báo lỗ ...

Nhận định chứng khoán ngày 29/1/2021: Đà giảm còn tiếp diễn, NĐT nên đứng ngoài quan sát

Thị trường đỏ lửa ngay khi mở cửa và kéo dài đà bán tháo đến hết phiên 28/1, VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử ...

Container Việt Nam (VSC) đề ra kế hoạch lợi nhuận giảm 12% trong trường hợp dịch Covid bùng phát

Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship - HoSE: VSC) vừa thông báo kết quả kinh doanh năm 2020, đặt kế hoạch cho năm 2021 và ...

Hữu Dũng