Việt Nam chuyển sang xuất siêu

Cập nhật: 07:59 | 22/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Đây là một trong những điểm nhấn trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và trong quan hệ buôn bán với 10 nước tham gia CPTTP khi FTA này đưa vào thực hiện từ đầu năm.

viet nam chuyen sang xuat sieu

Mới nhất: Hơn 36.000 tỷ vốn đầu tư vào Bình Định

viet nam chuyen sang xuat sieu

Nhà đầu tư ngoại muốn xây nhà máy điện tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Số liệu mới nhất của Tổng Cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất nhập siêu của Việt Nam với 10 nước còn lại trong CPTTP của 7 tháng năm 2018 và 7 tháng năm 2019 như sau:

viet nam chuyen sang xuat sieu

Xuất nhập khẩu, xuất nhập siêu của Việt Nam với 10 nước còn lại của CPTTP (triệu USD). Nguồn: Tổng Cục Hải quan.

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước tham gia CPTTP đạt quy mô khá, chiếm trên 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong 27 thị trường xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, thì khu vực này chiếm 6 nước.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này tuy thấp hơn tốc độ tăng chung (7,5% so với 7,8%). Tổng mức tăng của các thị trường này đạt 156,5 triệu USD trong đó, một số thị trường có mức tăng khá như Nhật Bản 1.010 triệu USD, Canada 546 triệu USD, Mexico 290 triệu USD.

Riêng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 7 tháng vào Trung Quốc gặp khó khăn song 10 nước còn lại của CPTTP lại đạt mức khá, trong đó đứng đầu là Nhật Bản, tiếp đến là Malaysia, Canada, Australia, Singapore, Mexico, New Zealand, Chile, Peru, Brunei, góp phần giảm bớt sự sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.

Nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường này so với cùng kỳ năm trước giảm 2,3% tương ứng giảm 503 triệu USD. Một số thị trường giảm (như Mexico 659 triệu USD, Singapore 490 triệu USD, Malaysia 219 triệu USD...).

viet nam chuyen sang xuat sieu

Do xuất khẩu của Việt Nam vào 10 nước tham gia CPTTP tăng, trong khi nhập khẩu bắt đầu giảm nên 7 tháng năm nay đã xuất siêu ở mức khá.

Trong 10 thị trường trên, Việt Nam ở vị thế xuất siêu với 5 thị trường và cả 5 thị trường này đều ở mức trên 100 triệu USD, lớn nhất là Canada, tiếp đến là Mexico, Nhật Bản, Chile, Peru. Đáng lưu ý, mức xuất siêu đều cao hơn cùng kỳ năm trước, đặc biệt là Nhật Bản đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu khá lớn.

Các diễn biến trên là kết quả tích cực của việc CPTTP được thực hiện. Kết quả càng có ý nghĩa khi được thể hiện ngay trong những tháng đầu tiên thực hiện. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam một mặt đã tranh thủ tốt hơn về thị trường với cơ hội thuế suất thuế nhập khẩu vào các nước này được giảm thiểu. Mặt khác đây cũng là các thị trường có thể góp phần để Việt Nam có điều kiện để xử lý được khó khăn trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với Trung Quốc.

Mặc dù đạt được kết quả tích cực, nhưng đó chỉ là bước đầu, chưa thể chủ quan. Xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường còn bị giảm (với Australia giảm 373 triệu USD, Malaysia giảm 122 triệu USD); nhập khẩu từ một số thị trường tăng như Australia, Canada, Peru, Brunei; còn nhập siêu từ một số thị trường (như Malaysia, Australia, Singapore, Brunei, New Zealand).

viet nam chuyen sang xuat sieu Cập nhật bảng giá xe ô tô BMW (mới nhất) tháng 8/2019: Lộ giá dòng X3 thế hệ mới

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe ô tô BMW mới nhất tháng 8/2019 cùng khuyến mại. Các mẫu xe: BMW 320i, X2, X3, X4, X5, ...

viet nam chuyen sang xuat sieu Vốn ngoại tiếp tục về Việt Nam sau ký kết CPTPP, EVFTA

TBCKVN - Theo nhận định của các chuyên gia, vốn ngoại đã bắt đầu dịch chuyển về Việt Nam theo sức hút của các Hiệp định ...

Văn Thắng

Tin liên quan