Việt Nam - Ấn Độ định hướng phát triển bền vững cho thị trường điều toàn cầu

Cập nhật: 18:56 | 12/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành chế biến điều toàn cầu, cả Việt Nam và Ấn Độ cùng thống nhất tầm nhìn và định hướng chung về thị trường xuất nhập khẩu điều thế giới đồng thời giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.  

viet nam an do dinh huong phat trien ben vung cho thi truong dieu toan cau Thu gần 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu hạt điều 11 tháng đầu năm
viet nam an do dinh huong phat trien ben vung cho thi truong dieu toan cau Giá xuất khẩu hạt điều tháng 9 giảm mạnh
viet nam an do dinh huong phat trien ben vung cho thi truong dieu toan cau Xuất khẩu hạt điều: Thị trường rộng mở, nỗi lo nguyên liệu

Cần định hướng chung về thị trường điều thế giới

Vừa qua, tại hội nghị Điều quốc tế Việt Nam lần thứ 11 tổ chức ở TP Huế, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) có buổi làm việc với ông R.K.Bhoodes, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPCI), về tầm nhìn dài hạn ngành điều giữa 2 quốc gia trong bối cảnh chuỗi giá trị ngành điều toàn cầu đang mất cân bằng; người trồng và chế biến bị thua lỗ nặng, trong lúc nhà phân phối hưởng lợi.

viet nam an do dinh huong phat trien ben vung cho thi truong dieu toan cau
Chế biến và xuất khẩu hạt điều. Hình minh họa

Theo ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Vinacas, trước đây giữa hai nước xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm, dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau, xét về lâu dài là không tốt.

Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành chế biến điều toàn cầu, 2 nước cùng thống nhất tầm nhìn và định hướng chung về thị trường xuất nhập khẩu điều thế giới, giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.

Cần có khung định chế chung để kiểm soát thương mại, đảm bảo các bên tôn trọng cam kết theo hợp đồng và có khung thỏa thuận chung các bên.

Việt Nam và Ấn Độ là 2 nước chiếm tỷ lệ chế biến và xuất khẩu điều rất lớn; trong đó, Việt Nam năm thứ 13 liên tiếp dẫn đầu về chế biến, xuất khẩu, còn Ấn Độ là quốc gia chế biến và tiêu thụ nội địa lớn nhất thế giới với trên 350.000 tấn trong năm 2018.

Thị phần điều Việt Nam tại Ấn Độ có thể tiếp tục giảm trong 2019

Cục Xuất nhập khẩu dự báo năm 2019 Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều số 1 tại Ấn Độ, song thị phần sẽ tiếp tục giảm do Ấn Độ nhiều khả năng sẽ tiếp tục đa dạng nguồn cung.

Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINACAS, cho rằng cả Ấn Độ và Việt Nam cần hợp tác, trao đổi thêm thông tin để đáp ứng và vượt qua những thách thức trong tương lai.

"Hiệp hội Điều Ấn Độ và VINACAS nên thiết lập một đường dây nóng cũng như họp mỗi tuần một lần để giải quyết các vấn đề khác nhau gây khó khăn cho ngành và thúc đẩy xuất khẩu", ông Giang nói.

Ông Giang thông tin đầu năm 2019, Việt Nam đã vượt Ấn Độ và Brazil để trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới. Tuy nhiên do dự báo nguồn cung nguyên liệu sẽ đảm bảo cung ứng cho chế biến nên dự kiến trong năm 2019, sẽ không dự trữ nhiều nguyên liệu mà mua vào trên cơ sở diễn biến thị trường đầu ra.

Cục Xuất nhập khẩu cho hay theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Ấn Độ, nhập khẩu hạt điều của nước này năm 2018 đạt gần 4.200 tấn, trị giá hơn 35,4 triệu USD, tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 2,6% về trị giá so với năm 2017.

Nhập khẩu hạt điều từ hai thị trường Guiné-Bissau và Các tiểu vương quốc Arab tăng mạnh, nâng thị phần hạt điều của hai thị trường trên trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ lên chiếm lần lượt 2,7% và 2,2% trong năm 2018.

Ấn Độ cũng mở rộng nguồn cung hạt điều ra các thị trường như Bờ Biển Ngà (với lượng đạt 156 tấn, trị giá 930.000 USD, chiếm tỷ trọng 3,8% trong tổng lượng nhập khẩu), ngoài ra còn mở rộng sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đóng vai trò là nguồn cung hạt điều số 1 tại nước này. Song thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ giảm mạnh từ 97,9% năm 2017 xuống 83,7% trong năm 2018.

Nguyễn My