TP. HCM: Thị trường ngân hàng bán lẻ ngày càng mở rộng

Cập nhật: 07:12 | 03/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thị trường ngân hàng bán lẻ TP. HCM phát triển ngày càng mở rộng, gắn liền với sự phát triển đa dạng và phong phú về các sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.  

tp hcm thi truong ngan hang ban le ngay cang mo rong Vietcombank được trao giải “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu năm 2018”
tp hcm thi truong ngan hang ban le ngay cang mo rong HDBank đạt giải Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu năm 2018
tp hcm thi truong ngan hang ban le ngay cang mo rong Xu thế tất yếu - Ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ số

Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống như tiền gửi, tín dụng, thanh toán ... tăng trưởng ổn định, trong 10 năm qua, tăng trưởng huy động vốn bình quân năm tại TP. HCM khoảng 25%, dư nợ tín dụng tăng bình quân năm khoảng 24%...

Hiện nay, số lượng thẻ trên địa bàn TP. HCM khoảng 12,5 triệu thẻ đang hoạt động. Trong đó, 76% là thẻ nội địa. Số lượng máy POS đặt tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, du lịch, nhà hàng... trên địa bàn Thành phố hiện nay là 41.200 máy, phục vụ nhu cầu mua sắm, thanh toán nhanh chóng của người dân.

tp hcm thi truong ngan hang ban le ngay cang mo rong
Ảnh: Nguồn Internet

Theo thống kê của NHNN chi nhánh TP. HCM, dịch vụ internet banking tăng trưởng nhanh và ổn định, trong 5 năm trở lại đây, số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ tăng trưởng qua từng năm, số lượng giao dịch tăng trưởng bình quân 20%/năm.

Tuy nhiên, lãi suất của các công ty tài chính còn khá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, phổ biến lãi suất từ 20%-30%/năm, có nơi lên tới 60%/năm. Chưa kể văn hóa đòi nợ của một số Công ty tài chính còn tạo nhiều sự phản cảm.

Trong năm 2019, để tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại TP. HCM theo hướng bền vững, đồng thời đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, NHNN chi nhánh TP. HCM định hướng các ngân hàng phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ gắn liền với quá trình thực hiện tốt đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng; nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Sử dụng tốt các nguồn lực: vốn, công nghệ và quản trị, kiểm soát rủi ro, phát triển dịch vụ.

Cùng với đó, các ngân hàng đẩy mạnh dựng thương hiệu, chăm sóc tốt khách hàng; công khai minh bạch các dịch vụ sản phẩm. Tiếp tục cung ứng các sản phẩm dịch vụ mang tính khác biệt, mang lại nhiều giá trị gia tăng và tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng; qua đó, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt; hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát.

Thu Hoài