Tìm hiểu lệnh MP, cách đặt lệnh MP trong giao dịch chứng khoán

Cập nhật: 10:19 | 15/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán sẽ có rất nhiều lệnh để giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán. Trong đó, lệnh MP là một trong hai lệnh quan trọng nhất cùng với lệnh giới hạn LO. Vậy lệnh MP là gì và cách giao dịch thế nào? Bài viết dưới đây giúp nhà đầu tư hiểu về loại lệnh này và cách sử dụng hiệu quả nhất khi giao dịch chứng khoán.

Lệnh MP

Lệnh MP (Market Price order) hay còn gọi là lệnh thị trường, giúp nhà đầu tư mua hoặc bán với mức giá tốt nhất trên thị trường giao dịch. Với lệnh MP, nhà đầu tư có thể mua với mức giá thấp nhất và bán ra với giá cao nhất hiện có, tại thời điểm nhập lệnh. Có thể hiểu, lệnh thị trường sẽ mua bán cổ phiếu với bất cứ giá nào thấp/cao nhất tại thời điểm giao dịch.

Lệnh MP được ưu tiên thực hiện trước tiên, so với các lệnh giao dịch khác. Nếu có lệnh LO đối ứng, lệnh MP sẽ được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống. Đặc biệt, nhà đầu tư sẽ không được nhập lệnh thị trường nếu chưa có lệnh giới hạn đối ứng với cùng loại chứng khoán.

Tìm hiểu lệnh MP, cách đặt lệnh MP trong giao dịch chứng khoán

Đặc điểm của lệnh MP

Nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh mua MP tại mức giá thấp nhất sau đó sẽ bán MP khi đạt được mức giá cao nhất có trên thị trường chứng khoán tại thời điểm nhập vào.

Nếu như đã thực hiện các bước giao dịch trên đây mà lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục khớp lệnh nữa thì lệnh MP này sẽ được chuyển đổi thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị niêm yết giá so với mức giá giao dịch lần cuối cùng được giao dịch trước đó. Hoặc lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị niêm yết giá so với mức giá cuối cùng được giao dịch trước đó.

Lệnh thị trường sẽ được chuyển đổi thành lệnh giới hạn bán tại giá sàn và lệnh giới hạn mua tại giá trần nếu trường hợp giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP.

Lệnh MP sẽ chỉ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục và chỉ có thể sử dụng trên sàn Hose.

Nếu không có lệnh giới hạn đối ứng trong thời điểm nhập lệnh vào thì hệ thống giao dịch chứng khoán sẽ tự động hủy lệnh MP.

Đối với những nhà đầu tư nước ngoài nếu chứng khoán hết room thì lệnh MP sẽ khớp một phần phần còn lại sẽ tự động bị hủy.

Tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống mà không có lệnh đối ứng thì lệnh MP cũng sẽ bị hủy.

Trên bảng giá B là lệnh MP mua và S là lệnh MP bán.

Cách đặt lệnh MP

Các bước đặt lệnh MP sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản chứng khoán giao diện giao dịch sẽ xuất hiện trong phiên liên tục.

Bước 2: Đặt lệnh LO đối ứng với mã cổ phiếu.

Bước 3: Nhà đầu tư sẽ nhập khối lượng cổ phiếu mà mình muốn mua hoặc bán.

Bước 4: Giao dịch khớp lệnh với mức giá thấp nhất hoặc là cao nhất trên thị trường.

Khi nhà đầu tư muốn mua bán cổ phiếu bằng mọi giá sẽ sử dụng lệnh thị trường. Hiểu đơn giản trong trường hợp này là bạn sẽ mua loại cổ phiếu đó bằng mọi giá dù là cao nhất hoặc bán ra bằng giá thấp nhất. Và khi bạn chắc chắn cổ phiếu đó tăng giá bạn sẽ thực hiện lệnh MP mua và ngược lại. Giá cổ phiếu sẽ sụt giảm liên tục nếu thực hiện nhiều lệnh MP.

Phân loại lệnh MP

Ngoài khái niệm lệnh MP là gì nhà đầu tư cần biết lệnh MP sẽ được phân ra thành nhiều loại với các đặc trưng khác nhau trên thị trường chứng khoán. Và thông thường sẽ có 3 loại lệnh MP trên các sàn chứng khoán.

Lệnh thị trường giới hạn: MTL đây là loại lệnh sẽ được thực hiện khi khối lượng lệnh MP lúc đầu không được thực hiện hết, phần còn lại của lệnh này sẽ được chuyển thành lệnh LO. Hệ thống sẽ tiếp tục áp dụng các quy định sửa, hủy với lệnh LO đối ứng.

Lệnh thị trường khớp hoàn toàn hoặc hủy: Lệnh MP sẽ hủy ngay khi nhập nếu không được thực hiện toàn bộ khối lượng nhập.

Lệnh thị trường khớp và hủy: Phần còn lại sẽ bị hủy ngày sau khi đã khớp lệnh và một phần lệnh MP sẽ được thực hiện.

Ưu, nhược điểm của lệnh MP

Mọi loại lệnh đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc nắm được ưu điểm cũng như nhược điểm của mỗi loại lệnh sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về lệnh đó, đặc biệt với lệnh MP thì sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng lệnh dễ dàng và hạn chế được những lỗi có thể xảy ra.

Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật của lệnh MP đó là vào ra thị trường nhanh chóng. Nếu được thực hiện đúng theo kỳ vọng thì nhà đầu tư dễ có thể chạy trước thị trường cũng như giảm bớt được rủi ro và gia tăng được lợi nhuận cho mình.

Nhược điểm: Đối với các nhà đầu tư mới, việc không để ý đến tính thanh khoản của thị trường mà ra quyết định vội vàng rất có thể dẫn đến những tổn thất lớn.

Những lưu ý khi dùng lệnh MP trong giao dịch

Khi dùng lệnh MP bạn cần phải cân nhắc thật kỹ và thận trọng với thông tin thị trường chứng khoán. Nêu phân tích và dự đoán về các biến động sẽ xảy ra. Tránh trường hợp ảnh hưởng tâm lý dẫn đến bán tháo cổ phiếu.

Trường hợp lệnh MP bị từ chối hoặc xử lý chậm sẽ rất thường diễn ra ở đầu buổi giao dịch do lỗi hệ thống nên các nhà đầu tư cần bình tĩnh.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Lệnh PLO và những điều nhà đầu tư cần biết về lệnh PLO

Khi đầu tư chứng khoán, việc nhà đầu tư cần phải làm đầu tiên là tìm hiểu về các lệnh chứng khoán thường gặp khi ...

Cổ phiếu quỹ là gì? Điều kiện để mua bán giao dịch cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ không còn là một khái niệm quá xa lại đối với các nhà đầu tư. Tùy vào tình hình hoạt động và ...

Khái niệm về GNP, cách tính và ý nghĩa của GNP đối với nền kinh tế

Trên thực tế, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai chỉ số GNP và GDP. Trong bài viết này, sẽ giải thích giúp ...

Đại Dương