Lệnh PLO và những điều nhà đầu tư cần biết về lệnh PLO

Cập nhật: 09:31 | 11/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Khi đầu tư chứng khoán, việc nhà đầu tư cần phải làm đầu tiên là tìm hiểu về các lệnh chứng khoán thường gặp khi giao dịch, trong đó có lệnh PLO. Vậy lệnh PLO là gì? Đặc điểm và nguyên tắc đặt lệnh PLO ra sao? Bài viết dưới đây giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về lệnh PLO.

Khái niệm lệnh PLO trong chứng khoán

Lệnh PLO trong chứng khoán (viết tắt từ cụm từ Post Limit Order) được hiểu là lệnh dành cho giao dịch khớp lệnh sau giờ. Lệnh này chỉ có ở riêng sàn HNX sau khoảng 15 phút diễn ra sau giờ đóng cửa. Lệnh PLO trong chứng khoán sẽ được áp dụng cụ thể cho các giao dịch sau giờ đóng cửa, từ 14h45 đến 15h.

Khi đó, các nhà đầu tư có thể thực hiện mua và bán chứng khoán theo mức giá đã được ấn định trong phiên lệnh định kỳ kết thúc trước đó với những quy tắc ưu tiên khớp lệnh. Điều này cũng giúp làm gia tăng cơ hội khớp lệnh cho các nhà đầu tư.

Lệnh PLO và những điều nhà đầu tư cần biết về lệnh PLO
Lệnh PLO là lệnh dành cho giao dịch khớp lệnh sau giờ chỉ có tại sàn HNX (Ảnh nguồn: Internet)

Một số đặc điểm cơ bản của lệnh PLO

Lệnh PLO là lệnh giao dịch duy nhất được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ.

Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh PLO mua hoặc bán sau khi kết thúc phiên định kỳ đóng cửa (tức 14h45 – 15h từ thứ 2 đến thứ 6).

Lệnh PLO sẽ khớp ngay khi có lệnh đối ứng chờ sẵn với mức giá đóng cửa của ngày giao dịch đó.

Lệnh sẽ bị từ chối nếu phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa đều không xác định được mức giá thực hiện để khớp lệnh.

Các lệnh PLO sẽ bị hủy nếu nhà đầu tư chưa hoàn thành các bước giao dịch hoặc chưa được thực hiện khi kết thúc phiên khớp lệnh sau giờ.

Lệnh PLO trong phiên giao dịch sẽ không được sửa hay hủy.

Khi nào nên sử dụng lệnh PLO?

Thực tế, không phải lúc nào bạn cũng nên đặt lệnh PLO để được ưu tiên khớp lệnh, mà còn xem xét một vài yếu tố liên quan:

Khi thị trường đang dần cho thấy rõ xu hướng giá của cổ phiếu, nếu bạn muốn sở hữu theo xu hướng giá đó thì nên đặt lệnh ngay để đạt được mục tiêu.

Các lệnh khác đều sẽ có giờ giao dịch và những ưu tiên riêng, nhưng nếu bạn quá bận rộn hoặc có việc không thể bỏ lỡ thì có thể sử dụng lệnh PLO.

Nguyên tắc sử dụng lệnh PLO

Sau đây sẽ là một vài nguyên tắc dành cho nhà đầu tư khi tiến hành đặt lệnh PLO:

PLO là lệnh mua, bán cổ phiếu ngay tại mức giá đóng cửa của ngày giao dịch đó.

Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống khi đến phiên giao dịch sau giờ.

Lệnh PLO chỉ khớp khi có lệnh đối ứng chờ sẵn.

Ví dụ: Bạn muốn mua 15.000 cổ phiếu và đặt lệnh PLO ngay trên hệ thống. Còn bên bán đang có lệnh bán 20.000 cổ phiếu thì hệ thống sẽ khớp lệnh 15.000 và bên bán chỉ còn hiển thị ở mức 5.000 cổ phiếu.

Không được sửa hay hủy lệnh trong phiên giao dịch.

Lệnh sẽ không được ghi lên hệ thống nếu không có thanh khoản.

Ưu và nhược điểm của lệnh PLO trong chứng khoán

Ưu điểm của lệnh PLO

Nhà đầu tư có thể dự báo trước được mức giá của lệnh giới hạn PLO. Lý do là sau khi phiên khớp lệnh định kỳ tại sàn giao dịch HNX chấm dứt thì sẽ bắt đầu phiên khớp lệnh sau giờ.

Khi mức giá chứng khoán đã được ấn định giá đóng cửa trong phiên giao dịch ngày hôm đó. Chính vì thế, các giao dịch được thực hiện với lệnh PLO sẽ không có mức giá cố định mà chỉ là có mức giá mặc định dựa vào mức giá đóng cửa kết thúc phiên giao dịch vào thời điểm 14h45 trong các thời điểm giao dịch hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Chưa kịp giao dịch trong giờ thì với lệnh này thời gian sau mỗi phiên giao dịch sẽ kéo dài thêm.

Hạn chế

Lệnh PLO trong chứng khoán cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:

Bạn sẽ không thể chủ động được khối lượng khớp lệnh mong muốn vì không biết được đối phương đưa ra bao nhiêu cổ phiếu trên sàn chứng khoán

Bạn hoàn toàn không thể hủy lệnh khi đột nhiên muốn ngừng giao dịch.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về chỉ số MFI, cách sử dụng chỉ báo MFI trong giao dịch chứng khoán

Chỉ báo MFI là một trong những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật chứng khoán bằng việc áp dụng khối lượng giao dịch trong ...

GAP (khoảng trống giá) trong chứng khoán là gì?

GAP hay còn gọi là khoảng trống giá. Đây được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch hoặc là 2 cây ...

Khái niệm về GNP, cách tính và ý nghĩa của GNP đối với nền kinh tế

Trên thực tế, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai chỉ số GNP và GDP. Trong bài viết này, sẽ giải thích giúp ...

Diệp Quỳnh