Tiền mới hàng trăm triệu USD sắp bơm thêm, sức nóng cho vay margin hạ nhiệt

Cập nhật: 09:00 | 20/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Với nguồn tiền thu về từ việc phát hành và vay quốc tế, các công ty chứng khoán sẽ có thêm vốn để cho vay margin trong những tháng cuối năm. Theo ước tính, lượng tiền mới này có quy mô hàng trăm triệu USD, khi đó “cơn khát” margin phần nào được giải.

Dòng tiền mới từ phát hành và giải ngân vốn vay quốc tế

Ở giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhu cầu về vốn đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Tình trạng "căng margin" tại nhiều công ty chứng khoán liên tục diễn ra. Đây là hệ quả tất yếu từ việc hàng trăm nghìn tài khoản giao dịch chứng khoán được mở mới hàng và thanh khoản đạt ngưỡng hàng tỷ USD mỗi phiên.

Để đáp ứng nhu cầu ký quỹ, ngay từ cuối năm 2020, hàng loạt công ty chứng khoán lên kế hoạch tăng vốn. Ghi nhận đến thời điểm hiện tại, cuộc đua tăng vốn sắp về đích. Một số đơn vị đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ thêm hàng nghìn tỷ đồng như VNDirect, Sài Gòn – Hà Nội, ACBS…

Ở nhóm 10 CTCK lớn nhất thị trường, hiện còn hai đơn vị là Mirae Asset (Việt Nam) và HSC còn đang dang dở với kế hoạch tăng vốn của mình.

Trong tháng 9, hai công ty là SSI, VIX dự kiến thu về gần 2.400 tỷ đồng từ phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Một số đơn vị khác cũng hoàn tất tăng vốn như APG, ABBS, HDBS. Đồng nghĩa rằng thị trường sẽ có thêm tiền mới trong quý cuối năm. Theo quy định hiện hành, lượng cho vay margin có thể gấp đôi giá trị phát hành thêm của các công ty chứng khoán.

5133-margin-1
Vốn điều lệ của các công ty chứng khoán. Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.

Trên thực tế, song song với việc tăng vốn qua phát hành, các CTCK đẩy mạnh hoạt động huy động vốn vay. Điểm đáng chú ý, kênh huy động vốn quốc tế trở nên nhộn nhịp hơn trong bối cảnh dòng vốn tín dụng trong nước bị kiểm soát chảy sang kênh chứng khoán, bất động sản.

Tổng giá trị huy động vốn quốc tế (theo hợp đồng) của một số đơn vị như SSI, VNDirect, VietinBank Securities, HSC và TCBS trong 9 tháng đầu năm nay trên 350 triệu USD (hơn 8.000 tỷ đồng).

Sau khi CTCK rút vốn, lượng tiền mới đổ ngay vào thị trường để giải tỏa "cơn khát" margin. Thông tin mới đây, Chứng khoán SSI tiếp tục rút thêm 58 triệu USD (1.320 tỷ đồng) từ nhóm định chế Đài Loan (Union Bank of Taiwan và Taipei Fubon Commercial Bank) vào giữa tháng 9. Theo đó, tổng giá trị rút vốn trong hai đợt của SSI là 118 triệu USD (2.700 tỷ đồng), cao hơn so với con số 100 triệu USD được thông báo vào cuối tháng 7.

Hay với trường hợp của VNDirect, sau khi công bố khoản vay 100 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng) vào đầu tháng 9 vừa qua, đơn vị này cũng sẽ có thêm tiền để bổ sung vốn cho những tháng cuối năm khi khoản vay được giải ngân.

5149-margin-3
Các hợp đồng vay vốn quốc tế của các công ty chứng khoán. Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.

"Miếng bánh" cho vay margin của các công ty chứng khoán

Những con số trên để thấy rằng các CTCK trong nước vẫn đang liên tục phát triển quy mô vốn để phục vụ nhu cầu chưa có dấu hiệu chững lại của nhà đầu tư. Không còn như giai đoạn 2019 – 2020, các đơn vị trong nước đang có ưu thế hơn nhóm ngoại trong cuộc đua bơm tiền cho vay margin ở những tháng đầu năm nay.

Top10 CTCK tăng trưởng cho vay margin mạnh nhất 6 tháng đầu năm chỉ có hai CTCK ngoại. Chứng khoán SSI, VNDirect và TCBS là 3 công ty dẫn đầu trong nhóm này. Tính đến cuối tháng 6, Chứng khoán SSI đã vượt Mirae Asset (Việt Nam) để trở thành công ty cho vay ký quỹ lớn nhất thị trường, đạt 15.539 tỷ đồng, tăng 6.527 tỷ đồng so với cuối năm 2020.

Quan sát của người viết, lượng tiền đẩy vào cho vay margin dấu hiệu ngày càng lớn hơn. Tổng giá trị cho vay tại 50 CTCK ở thời điểm cuối quý II là 126.344 tỷ đồng, tăng hơn 26.000 tỷ đồng (1,1 tỷ USD) trong quý II. Trong khi quý I, mức tăng chỉ vào khoảng 16.000 tỷ đồng. Vậy tại sao các công ty chứng khoán lại sốt sắng với hoạt động cho vay margin đến như vậy?

5205-margin-2
Thu từ cho vay của các công ty chứng khoán trong 6 tháng đầu năm. Nguồn: LH tổng hợp.

Để lý giải, nhà đầu tư có thể nhìn vào nguồn thu từ mảng cho vay của các công ty. Thống kê tại 10 đơn vị có giá trị cho vay ký quỹ lớn nhất thị trường, tổng nguồn thu từ cho vay trong nửa đầu năm là 3.750 tỷ đồng, tăng 95% so với nửa đầu năm ngoái.

Trong đó, hai đơn vị dẫn đầu về doanh thu cho vay là SSI và Mirae Asset (Việt Nam), lần lượt đạt là 583,5 tỷ đồng và 564,9 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Khác với các hoạt động khác, báo cáo tài chính cửa các đơn vị không bóc tách chi phí đầu vào, giá vốn để thấy được lợi nhuận của mảng margin. Song, việc ghi nhận mức tăng trưởng ba con số trong doanh thu cho vay tại các công ty phần nào cho thấy sự hấp dẫn.

Nếu dư nợ cho vay margin thời điểm cuối năm nay cao hơn so với cuối năm 2020, khả năng doanh thu từ cho vay của các CTCK tiếp tục tăng trưởng cao, duy trì mức ba con số như nửa đầu năm.

Đơn cử, báo cáo mới đây của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đơn vị này ước tính mảng margin có thể đem về nguồn thu khoảng 1.200 tỷ đồng cho SSI với giả định dư địa mở rộng cho vay vẫn còn, có thể lên đến 18.000 tỷ đồng vào cuối năm.

Công ty chứng khoán nào có lãi vay margin thấp nhất thị trường?

Lãi suất cho vay ký quỹ (margin) hiện nay của các công ty chứng khoán đang dao động từ 9% - 14%/năm. Theo tổng hợp ...

SSI Research: Cổ phiếu doanh nghiệp ngành chứng khoán hấp dẫn, hợp lý để đầu tư dài hạn

Trung tâm phân tích của Chứng khoán SSI đã có những nhận định về triển vọng ngành chứng khoán trong thời gian tới.

F0 chứng khoán và ác mộng mang tên "call margin"

Thị trường chứng khoán chốt phiên giao dịch ngày 28/1/2021 với 276 mã trên HOSE, 131 mã trên HNX giảm hết biên độ. Những mã ...

Lợi Hoàng

Theo Doanh nghiệp Niêm yết