F0 chứng khoán và ác mộng mang tên "call margin"

Cập nhật: 10:16 | 29/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán chốt phiên giao dịch ngày 28/1/2021 với 276 mã trên HOSE, 131 mã trên HNX giảm hết biên độ. Những mã bị chất bán sàn hàng triệu đơn vị không có lực mua đỡ đếm không thể xuể. Đây cũng lần đầu tiên từ khi chơi chứng khoán, nhà đầu tư F0 hiểu cảm giác thế nào là call margin.

3622-mai
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Mới tham gia thị trường chứng khoán chưa lâu, nhà đầu tư thế hệ mới (thế hệ 2020) đa phần chỉ biết đến niềm vui chiến thắng. Tài khoản gấp đôi, gấp ba lần kéo theo sự giàu có đến quá nhanh đã khiến nhiều người nhầm tưởng rằng thị trường chứng khoán là nơi dễ kiếm tiền nhất thời đại.

Kiếm tiền dễ dàng và lòng tham của con người thì không có đáy. Nhà đầu tư được một thì lại rót 2 để mong lãi 4. Cứ thế, tài khoản chứng khoán dần dần phình to và những cuốn sổ tiết kiệm dần ra đi.

Tệ hơn nữa, nhiều người nghĩ rằng chẳng mấy khi có cơ hội đổi đời. Họ tất tay tất cả những gì họ có và không những thế, nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay vay nợ - nợ ngân hàng, người thân, bạn bè, vay nợ công ty chứng khoán. Mà, ai chơi chứng khoán cũng biết, phép màu vay nợ công ty chứng khoán đã giúp nhà đầu tư thắng lớn như thế nào trong năm 2020. Tuy nhiên, những nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán năm 2020 đến nay không biết đó là: Thị trường chứng khoán là sân chơi không hề dễ. Bạn dễ dàng kiếm lãi bao nhiêu thì thị trường chứng khoán cũng dễ cho bạn bài học bấy nhiêu.

Và giờ là bài học cho nhà đầu tư F0! Lần đầu tiên kể từ khi chơi chứng khoán, nhà đầu tư F0 được/phải chứng kiến cảnh muốn chạy thoát thân khỏi thị trường cũng không dễ dàng chứ không phải đơn giản cứ chịu cắt lỗ là cắt được!

Thị trường chứng khoán chốt phiên giao dịch ngày 28/1/2021 với 276 mã trên HoSE, 131 mã trên HNX giảm hết biên độ. Những mã bị chất bán sàn hàng triệu đơn vị không có lực mua đỡ đếm không thể xuể.

Môi giới chứng khoán thời 4.0: Buồn vui sau bảng điện
Margin Call hay là lệnh gọi ký quỹ, sau khi set up các lệnh giao dịch nhưng không may đi ngược hướng dự đoán của bạn, lúc này Equity của bạn đi xuống. Khi Equity xuống ngang bằng với Used Margin thì bạn không còn vốn để mua thêm bất kỳ một vị thế nào nữa thì lệnh Margin Call xuất hiện.

Phiên ngày 28/1 cũng lần đầu tiên từ khi chơi chứng khoán, nhà đầu tư F0 hiểu cảm giác thế nào là call margin. Có vay - có trả là quy luật tự nhiên. Với công nghệ bây giờ, nhà đầu tư vay công ty chứng khoán rất dễ dàng, thế chấp bằng chính cổ phiếu và cổ phiếu cứ lên thì sức mua/sức vay vốn lại lên nên họ vay đến vô độ. Đến khi bị call margin, nhà đầu tư F0 mới giật mình nhìn lại và thấy mình đã vay nợ nhiều hơn rất nhiều so với đồng vốn ban đầu mình bỏ vào tài khoản. Và cổ phiếu càng giảm thì công ty chứng khoán càng "nhẫn tâm" bán bằng mọi giá nếu bạn không thể bơm thêm tiền vào tài khoản.

Forced Selling là tình huống mà người tham gia thị trường buộc phải bán đi tài sản hoặc chứng khoán đang sở hữu do điều kiện bên ngoài mất kiểm soát.

Forced Selling hay Forced Liquidation thường dẫn đến việc bán tài sản hoặc chứng khoán không tự nguyện để tạo ra thanh khoản trong trường hợp không thể kiểm soát hoặc không thể dự kiến trước.

Phiên giao dịch kể trên cũng là lần đầu tiên các F0 chứng kiến việc kể cả bị force sell ở mức giá sàn hôm nay cũng chưa chắc đã khớp được lệnh. Không nhanh tay trả nợ từ đầu, F0 lại phải chất lệnh bán sàn và chờ đợi. Nếu không khớp, phiên ngày mai tài khoản của họ lại bị đem ra bán ATO và giá có thể thấp hơn 7 - 10% so với giá sàn hôm nay!

Nếu mai, mốt vẫn không bán được, viễn cảnh xấu nhất là tài khoản của họ sẽ bị 'cháy". Bài học lần này của F0 có thể khiến họ phải trả giá bằng cả tài khoản, thậm chí còn vướng nặng nợ nần.

Chúng ta sẽ không thể làm gì với một cái đầu hoảng loạn. Chúng tôi hy vọng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường chứng khoán hãy một lần nữa bình tĩnh, phân tích kỹ lưỡng danh mục và tìm ra cho mình phương hướng xử lý. Sẽ rất khó để cân đối một danh mục khi mà khủng hoảng đang bao trùm nhưng nếu chịu đau, chịu học từ những bài học đắng lòng trong quá khứ thì có thể, thị trường sẽ tạo ra những lối thoát. Chẳng có gì giảm mãi được, "ánh sáng cuối đường hầm" sẽ mở ra ở một ngưỡng nào đó chỉ có điều, nhà đầu tư có bình tĩnh để nhìn thấy hay không mà thôi!

Kinh nghiệm xử lý tài khoản khi bị call margin

Nếu như việc sử dụng margin được coi là "cây đũa thần" giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá thì nó cũng là con dao hai lưỡi có thể gây tác dụng ngược khi cổ phiếu diễn biến không như mình chờ đợi. Đặc biệt, khi toàn bộ thị trường lao dốc thì tình trạng căng margin quyết định việc nhà đầu tư có thể còn bám trụ được thị trường hay không hay "cháy" tài khoản.

Tình trạng "căng" margin sẽ xảy ra khi tổng tài sản nhỏ hơn số tiền ký quỹ tức tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn mức yêu cầu của từng công ty chứng khoán. Khi ở trong tình trạng này, nếu nhà đầu tư không chủ động hạ tỷ lệ vay ký quỹ xuống để đưa trạng thái về ngưỡng an toàn thì các công ty chứng khoán sẽ xử lý theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, hệ thống của công ty tự động gửi cảnh báo đến nhà đầu tư qua email và tin nhắn, trong đó nêu rõ tình trạng của tài khoản margin. Khi tài khoản rơi vào mức xử lý, hệ thống tiếp tục gửi email, tin nhắn, yêu cầu nhà đầu tư có phương án xử lý hoặc liên hệ với công ty để được tư vấn. Nếu nhà đầu tư không thực hiện bổ sung tài sản vào tài khoản để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ an toàn, hệ thống sẽ tự động đưa số chứng khoán được dùng làm tài sản bảo đảm vào diện bị bán giải chấp.

Trong những ngày này, thị trường chứng khoán đã giảm rất sâu khiến nhiều tài khoản bị căng margin, thậm chí, đến ngưỡng force sell. Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn doanhnghieptiepthi.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm của các nhà đầu tư kỳ cựu khi bị rơi vào trạng thái "căng" margin để nhà đầu tư có thêm lựa chọn:

Thứ nhất: Khi cổ phiếu giảm mạnh, tuyệt đối không được tiếp tục mua vào bằng margin để bình quân giá xuống. Việc mua bằng margin sẽ khi thị trường giá xuống sẽ tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản của nhà đầu tư lên gấp nhiều lần bởi chỉ cần giảm một chút nữa thì tài khoản sẽ bị "call" nghiêm trọng hơn. Bắt đáy, bắt dao rơi thường tỷ lệ thành công rất thấp, đa phần các nhà đầu tư kỳ cựu sẽ mua khi cổ phiếu có xu hướng quay đầu tăng trở lại chứ không mua khi chưa thấy đáy.

Thứ hai: Phải ngay lập tức hạ tỷ trọng sử dụng margin xuống khi diễn biến giá tăng không như kỳ vọng.

Thứ ba: Nếu nhiều mã trong danh mục, ưu tiên cơ cấu những mã yếu, không có cơ hội phục hồi. Khi bán bớt những mã yếu, danh mục đồng thời cũng đã giải phóng được một phần áp lực căng margin và chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động tái cơ cấu khi thị trường hồi phục.

Thứ tư: Mạnh tay cắt lỗ nhiều hơn phần margin call để tài khoản về mức thực sự an toàn. Việc mạnh tay bán nhiều hơn để đưa tài khoản về mức thực sự an toàn sẽ giúp nhà đầu tư không gặp rủi ro force sell liên tục khi cổ phiếu tiếp tục giảm. Bù lại, nếu cổ phiếu tăng, việc mạnh tay cắt margin nhiều hơn sẽ giúp tài khoản nhà đầu tư có thêm "chỗ trống" để tái cơ cấu danh mục khi thị trường hồi phục.

Nhà đầu tư nên tự quyết định việc bán bao nhiêu khi tài khoản bị call margin bởi nếu để công ty chứng khoán force sell, họ thường bán những cổ phiếu có thanh khoản cao vừa đủ để bù đắp phần thiếu hụt, chứ không bán quá.

Thứ năm: Không giữ tâm lý gỡ khi thị trường hồi mà nên xem thị trường hồi là cơ hội để cơ cấu danh mục. Đa phần nhà đầu tư có tâm lý gỡ gạc và gỡ gạc bằng chính margin khi thị trường hồi nhẹ. Thậm chí, nhiều người full margin ngay sau khi vừa bị force sell và thị trường vừa hồi phục nhẹ. Việc gỡ gạc rất nguy hiểm bởi nếu nó là bull trap, bạn sẽ phải loay hoay liên tục trong vòng xoáy cơ cấu lại.

Phiên giao dịch ngày 29/1/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 29/1/2021, ...

Container Việt Nam (VSC) đề ra kế hoạch lợi nhuận giảm 12% trong trường hợp dịch Covid bùng phát

Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship - HoSE: VSC) vừa thông báo kết quả kinh doanh năm 2020, đặt kế hoạch cho năm 2021 và ...

Phiên 28/1/2021: VN-Index - cổ phiếu - nhà đầu tư cùng nhau nằm sàn

Phiên giao dịch ngày 28/1/2021 là phiên thị trường chứng khoán mất nhiều điểm nhất trong lịch sử giao dịch của VN-Index.

Đức Hậu