Thị trường chứng khoán ngày 17/02: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 08:50 | 17/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thị trường chứng khoán Mỹ cuối tuần trước trái chiều sau tin Nhà Trắng tính ưu đãi thuế cho nhà đầu tư mua cổ phiếu; Giá vàng tăng gần 1% nhờ xu hướng chuyển sang tài sản an toàn; IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2020 Bộ Xây dựng sắp thoái hết vốn Nhà nước tại Viglacera; Khuyến nghị cổ phiếu ngày 17/02…  

thi truong chung khoan ngay 1702 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán tuần 17-21/02: Xu hướng thị trường phái sinh và chứng quyền

thi truong chung khoan ngay 1702 thong tin truoc gio mo cua

Nhận định chứng khoán ngày 17/2: Nhịp rung lắc tiếp diễn quanh mốc 940 điểm

thi truong chung khoan ngay 1702 thong tin truoc gio mo cua

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 183 tỷ đồng trong tuần 10-14/2, tập trung 'xả' MSN và VNM

Thị trường chứng khoán Mỹ: Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước trái chiều sau tin Nhà Trắng tính ưu đãi thuế cho nhà đầu tư mua cổ phiếu. Dow Jones giảm 25,23 điểm, tương đương 0,09%, xuống 29.398,08 điểm. S&P 500 tăng 6,22 điểm, tương đương 0,18%, lên 3.380,15 điểm. Nasdaq tăng 19,21 điểm, tương đương 0,2%, lên 9.731,18 điểm. Bất ổn liên quan dịch bệnh do virus corona gây ra cùng số liệu kinh tế không mấy khả quan ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư trong gần như cả phiên 14/2. CNBC đưa tin chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể ra ưu đãi thuế cho người có thu nhập ít hơn 200.000 USD và đầu tư tối đa 10.000 USD vào chứng khoán Mỹ, giúp thúc đẩy thị trường vào phút chót.

thi truong chung khoan ngay 1702 thong tin truoc gio mo cua
Ảnh minh họa

Tại thị trường châu Á, MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 0,2%, với phần lớn chỉ số trong khu vực đều tăng điểm. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite đều tăng 0,4%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,3%. Ngoài ra, Kospi của Hàn Quốc và ASX 200 của Australia lần lượt tăng 0,5% và 0,4%. Ở chiều ngược lại, Nikkei của Nhật Bản giảm 0,6% và NZX 50 của New Zealand giảm 0,4%. Straits Times của Singapore giảm 0,02%.

Giá vàng: Tính đến 8h35 (giờ Việt Nam) đang ở mức 1585,90 USD/ounce giảm 0,7001 USD/ounce tương đương 0,0441%. Giá vàng chốt tuần trước tăng gần 1% nhờ xu hướng chuyển sang tài sản an toàn trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang chật vật ứng phó virus corona. Kinh tế Trung Quốc cũng như toàn cầu sẽ phải chịu ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, George Gero, nhà phân tích kim loại quý tại RBC Wealth Management, New York, cảnh báo “không nên trông chờ vào vàng để phòng vệ trước virus corona mà không tính đến sức mạnh của USD”. Đồng bạc xanh và vàng thường diễn biến trái chiều. Từ đầu tháng 2 đến nay, giá vàng trong nước có thời điểm giá vàng SJC đã cán mốc 45 triệu đồng/lượng vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) nhưng quay đầu giảm ngay sau đó. Trong khoảng 2 tuần nay, giá vàng trong nước liên tục lình xình dưới vùng 44,5 triệu đồng/lượng. Chốt phiên cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 44,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,30 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 50 nghìn ở chiều mua vào. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 44,06 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,45 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 44,243 triệu đồng/lượng. Sau ngày vía Thần tài, thị trường vàng trở lại ổn định, giao dịch không có sự tăng đột biến dù trong tuần có ngày lễ Tình yêu 14/2. Tình hình của COVID-19, thị trường vàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Giá dầu: Giá dầu vừa có tuần tăng đầu tiên trong 6 tuần của năm 2020. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 14/2 tăng 1,74%, chốt tuần tăng 5,23%. Giá dầu WTI tương lai cùng ngày tăng 1,23%, chốt tuần tăng 3,44%. Tuy nhiên, kể từ đầu năm, giá dầu Brent vẫn giảm 13%, giá dầu WTI giảm 14%. Đợt tăng này diễn ra trong bối cảnh số liệu thống kê từ Trung Quốc liên quan virus Covid-19 được điều chỉnh cách tính, khiến số ca nhiễm tăng mạnh, mang đến sự tiêu cực, tích cực rồi lại tiêu cực. Tâm lý trên thị trường năng lượng cũng tương tự, khi Nga vẫn “không, có rồi lại không” khi quyết định về chính sách giảm sản lượng thêm 600.000 thùng/ngày của OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+.

USD Index: Tính đến 8h40 (giờ Việt Nam) USD Index ở mức 99,037 điểm tăng 0,079 điểm tương đương 0,08%. Đồng USD trong bối cảnh lo ngại dịch bệnh COVID-19 và tình hình kinh tế giảm sút ở nhiều quốc gia. Sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV) ở Trung Quốc “có thể” làm giảm từ 0,2-0,3% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 1/2020. Ngày 14/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.215 đồng (tăng 9 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.861 đồng (tăng 7 đồng). Đầu giờ sáng 14/2, đa số các ngân hàng thương mại giảm mạnh tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.170 đồng (mua) và 23.310 đồng (bán). BIDV: 23.160 đồng (mua) và 23.300 đồng (bán). Vietcombank: 23.175 đồng (mua) và 23.315 đồng (bán). Vietinbank: 23.178 đồng (mua) và 23.319 đồng (bán). ACB: 23.190 đồng (mua) và 23.300 đồng (bán).

IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2020: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 có nguy cơ suy giảm do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV), song sau đó có thể sẽ phục hồi nhanh và mạnh mẽ. Đây là nhận định của bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đưa ra ngày 16/2. Phát biểu tại Diễn đàn Phụ nữ toàn cầu diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), bà Georgieva cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy giảm ở mức 0,1-0,2% do tác động của dịch nCoV. Tuy nhiên, bà cho rằng tác động toàn diện của dịch nCoV đối với kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh này và còn "quá sớm" để đánh giá điều này do hiện mới chỉ thấy được tác động đối với các lĩnh vực du lịch và giao thông vận tải. Cũng theo Tổng giám đốc IMF trên, nếu dịch nCoV được nhanh chóng khống chế, kinh tế toàn cầu có thể sẽ chứng kiến sự suy giảm và sau đó là sự phục hồi nhanh chóng. Trước đó, trong báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới công bố hồi tháng 1 vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 xuống còn 3,3%, giảm 0,1% so với mức dự báo trước đó.

Bộ Xây dựng sắp thoái hết vốn Nhà nước tại Viglacera: Thực hiện chủ trương của Chính về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục các bước thoái vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty Viglacera - CTCP trong năm 2020. Hiện phần vốn chủ sở hữu Nhà nước tại Viglacera sau các đợt thoái vốn chỉ còn 38,85%. Điều này đã đưa Viglacera hoạt động, điều hành quản lý Tổng công ty theo mô hình công ty đại chúng thông qua các quy chế quản trị tiệm cận với các doanh nghiệp có trình độ công nghệ sản xuất và quản trị hàng đầu trong nước và quốc tế. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2019 - 2024 của Tổng công ty đã được bầu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Đồng thời, mã chứng khoán VGC của Tổng công ty Viglacera - CTCP đã chính thức niêm yết 448.350.000 cổ phiếu trên HoSE đem lại cơ hội tốt cho việc huy động vốn, tạo nguồn lực để doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

Công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị về các cổ phiếu đáng chú ý trong ngày 17/02:

Khuyến nghị mua cổ phiếu VRE - CTCK ACB (ACBS)

Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE – sàn HoSE) cho biết, kết thúc năm 2019 với doanh thu thuần đạt 9.259 tỷ đồng (tăng 1,5% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 2.849 tỷ đồng (tăng trưởng 18%), tương đương 98% và 104% dự phóng của chúng tôi.

VRE sẽ chịu ảnh hưởng tạm thời từ việc VinPro đóng cửa và dịch virus corona, tuy nhiên tác động có thể sẽ không quá nghiêm trọng do Vinpro chỉ chiếm 2,4% doanh thu 2019 và 75-80% doanh thu cho thuê đến từ các hợp đồng trả tiền thuê cố định.

Vì vậy, chúng tôi lặp lại khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VRE.

STK tiềm năng sẽ tiếp cận trở lại vùng giá 21-22 - CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu STK của Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ đang có sự hồi phục trở lại sau khi đã tích lũy tại khu vực 16-18 trong 2 tháng qua.

Phiên cuối tuần 14/2, giá cổ phiếu đã thoát khỏi vùng tích lũy nêu trên với thanh khoản không cao như phiên liền trước nhưng giá trị vẫn khá đáng kể.

Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều ở trong trạng thái tích cực. Chỉ báo RSI đang tăng dần trên mốc 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua cho thấy dư địa tăng ngắn hạn vẫn còn. Ngưỡng kháng cự gần nhất của cổ phiếu nằm tại khu vực xung quanh 20.

Theo đánh giá của BSC, STK tiềm năng sẽ tiếp cận trở lại vùng giá 21-22 trong trung hạn.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 - CTCK MB (MBS)

MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PC1 của CTCP Xây lắp điện 1 với giá mục tiêu 22.200 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE trên cơ sở:

PC1 là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực xây lắp công trình điện,

Hoạt động xây lắp khả quan với giá trị backlog lớn, đảm bảo nguồn thu trong 2020,

Doanh thu mảng phát điện tăng trưởng khá nhờ các nhà máy mới,

Các dự án bất động sản ghi nhận nguồn thu lớn trong năm 2020.

Tuy nhiên, MBS lưu ý rằng triển vọng lợi nhuận không ổn định và khả năng tiếp tục chia cổ tức bằng CP có thể làm giảm độ hấp dẫn của cổ phiếu này.

Anh Khang T/h