Theo dõi sát diễn biến thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội

Cập nhật: 11:57 | 05/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 8093/VP-KT về tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá trên địa bàn Thành phố trong những tháng cuối năm 2021.

Tháo gỡ rào cản kỹ thuật, đảm bảo xuất khẩu nông sản vào vụ thu hoạch cuối năm 2021

Triển vọng nào cho ngành xuất khẩu rau quả nửa cuối năm 2021?

Thị trường xuất khẩu sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2021?

Về việc này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải giao các sở: Tài chính, Công Thương, NN&PTNT, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Y tế, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi sát diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố... để kịp thời có các giải pháp bình ổn giá thị trường phù hợp theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công; chủ động, tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp chủ động triển khai và hướng dẫn các sở quản lý ngành của Thành phố rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuộc thẩm quyền của Thành phố để kịp thời sửa đổi, bổ sung các nội dung còn vướng mắc, bất cập (nếu có), tham mưu UBND thành phố theo quy định pháp luật.

4225-hanghoa
Ảnh minh họa

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình cung - cầu, giá cả thị trường; đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu... để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát, tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đời sống người dân; Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các nội dung trên, báo cáo UBND thành phố theo quy định.

Đa dạng hình thức phân phối, đẩy mạnh kết nối thị trường bảo đảm đủ hàng hoá cho Hà Nội

Để đảm bảo được nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, các doanh nghiệp đã tăng lượng dự trữ hàng hóa (nhiều hệ thống đã tăng lên trên 50% so với ngày bình thường). Các hình thức kinh doanh cũng được đổi mới theo hướng tăng cường bán online, bán hàng combo, đi chợ hộ, bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/24/7.....

Thời gian qua, một số cơ sở chế biến trên địa bàn tiếp tục tăng công xuất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối. Để tạo thuận tiện cho người dân mua sắm hàng hóa thiết yếu, các doanh nghiệp, địa phương đã mở thêm các điểm bán. Cụ thể, hệ thống VinShop đã mở đưa vào hoạt động 800 điểm bán hàng thiết yếu trên 30 quận, huyện, thị xã, Bưu điện Hà Nội mở thêm 472 điểm bán hàng thiết yếu. Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có 8216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được Sở Công Thương niêm yết công khai trên địa bàn Thành phố để phục vụ nhân dân, sẵn sàng kích hoạt 2500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí.

Bên cạnh đó các quận, huyện, thị xã đã xây dựng Phương án tổ chức triển khai điểm bán hàng trong tình huống dịch Covid 19 trong đó mỗi phường, xã ít nhất tổ chức thêm 1 điểm bán, những nơi chưa có chợ tổ chức tối thiểu từ 2 điểm bán trở lên. Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin, hiện Sở Công Thương Hà Nội đang rà soát các điểm đất trống, sân vận động, bến xe (đang dừng hoạt động),các chợ đang hoạt động chưa hết công suất…đối với các địa phương ở các cửa ngõ ra vào Thủ đô để làm nơi trung chuyển hàng hóa, dãn cách cho các chợ đầu mối đang dừng hoạt động,

Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa trên địa bàn TP Hà Nội đang thực hiện theo 2 hướng: Thứ nhất rà soát lại các vùng trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố để cơ cấu tổ chức lại sản xuất, chăn nuôi, trong đó chú trọng mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…phù hợp nhu cầu tiêu dùng người dân trong phòng chống dịch nhằm đảm bảo nguồn tự cung cao nhất cho Hà Nội.

Thứ hai tăng cường kết nối với các tỉnh, thành phố cung cấp hàng hóa cho Hà Nội qua các kênh phân phối nhằm cân đối cung cầu, đảm bảo đủ nhu cầu phục vụ nhân dân trên địa bàn. Hiện Sở Công Thương Hà Nội đã rà soát nguồn hàng tại 21 tỉnh phía Bắc trong Ban điều phối chuỗi cung ứng rau, thịt, thực phẩm an toàn cho TP Hà Nội; Tập trung khai thác nguồn hàng gần 800 chuỗi, các doanh nghiệp chế biến lớn, các doanh nghiệp, hộ sản xuất các sản phẩm OCOOP, các HTX …Không dừng ở đó, thời gian tới Sở Công Thương Hà Nội sẽ mở rộng khai thác nguồn hàng tại các tỉnh khác để đảm bảo nguồn hàng thay thế nếu những tỉnh phía Bắc xuất hiện Covid-19.

Linh Linh