Thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu trong năm 2022

Cập nhật: 09:31 | 26/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Năm 2022 là thời điểm áp dụng nhiều quy định mới liên quan đến chế độ hưu trí.

Lạm phát thấp nhưng chưa thể chủ quan

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 11/2021

Đề xuất: Hỗ trợ bằng tiền khi sinh con tại 21 tỉnh thành, sinh con thứ 2 được nhận tiền gấp đôi

1. Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được tăng dần theo lộ trình như sau:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3014-chinhsach
Ảnh minh họa

Như vậy, theo đúng lộ trình này thì đến năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng nhẹ so với năm 2021. Cụ thể:

Trong khi đó, nếu bị suy giảm khả năng lao động hoặc làm nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người lao động còn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn từ 05 - 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu nói trên.

2. Mức hưởng lương hưu năm 2022

Căn cứ Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động được tính như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2022 được xác định như sau:

* Lao động nữ:

- Đóng đủ 15 năm BHXH: Tính 45%.

- Sau đó: Cứ thêm mỗi năm tính thêm 2%.

- Tỷ lệ tối đa là 75%.

Cách tính tỷ lệ này năm 2022 không có sự thay đổi so với năm 2021 nên mức hưởng lương hưu năm 2022 của lao động nữ vẫn được tính như năm 2021.

* Lao động nam:

- Đóng đủ 20 năm BHXH: Tính 45%.

(Năm 2021 chỉ cần đóng 19 năm BHXH được tính 45%).

- Sau đó: Cứ thêm mỗi năm tính thêm 2%.

- Tỷ lệ tối đa là 75%.

Theo đó, nếu chỉ đóng tối thiểu 20 năm BHXH, lao động nam khi nghỉ hưu năm 2022 chỉ được hưởng tỷ lệ 45%. Trong khi đó, cùng 20 năm đóng BHXH nhưng nghỉ hưu ở năm 2021 thì tỷ lệ hưởng là 47%.

Như vậy, với cách tính này, lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi sẽ được hưởng mức lương hưu thấp hơn so với những người nghỉ hưu năm 2021 mà có cùng thời gian đóng BHXH.

3. Thay đổi cách tính lương hưu của lao động nam từ năm 2022

Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nam có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ.

Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Trường hợp lao động nam bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lương hưu của người lao động được tính theo công thức: Lương hưu = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.

Lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức trên. Tuy nhiên, cách xác định tỉ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh.

Cụ thể, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, từ 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng Bảo hiểm xã hội như sau:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 phải đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mới được tính hưởng tỉ lệ 45%. Trong khi đó, ở năm 2021, chỉ cần đóng Bảo hiểm xã hội đủ 19 năm là lao động nam đã được hưởng 45%.

Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 mà đóng đủ 20 năm chỉ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Và muốn hưởng tỉ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 35 năm trở lên (năm 2021 chỉ cần đóng từ đủ 34 năm trở lên).

Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Đơn đề nghị hưởng lương hưu; Đối chiếu quy định nêu trên, điều kiện hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố (giới tính, tuổi đời, thời gian đã đóng Bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động, thời điểm đề nghị giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội, tỉ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có) …).

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm