Tháng 7/2019: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất kỳ hạn 5 tháng, 7 tháng?

Cập nhật: 13:07 | 15/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Trong tháng 7/2019, có tới 15 ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất kì hạn 5 tháng là 5,5%. Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 7 tháng là 8,05%.

thang 72019 lai suat ngan hang nao cao nhat ky han 5 thang 7 thang

Lãi suất vay mua nhà tại Saigonbank tháng 7/2019

thang 72019 lai suat ngan hang nao cao nhat ky han 5 thang 7 thang

Lãi suất gửi tiết kiệm tại Seabank tháng 7/2019 mới nhất

thang 72019 lai suat ngan hang nao cao nhat ky han 5 thang 7 thang

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng SCB tháng 7/2019 mới nhất

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất ở kỳ hạn 7 tháng?

Hiện nay, mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 7 tháng là 8,05%. Chênh lệch mức lãi suất huy động giữa các ngân hàng lên tới gần 3% cho thấy, mức độ cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường.

Theo khảo sát tại 29 ngân hàng trên thị trường, có 9 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết mức lãi suất kỳ hạn 7 tháng trên 7%.

Trong đó, xếp ở vị trí đầu tiên là Nam A Bank và SCB hiện đang niêm yết lãi suất cao nhất kỳ hạn 7 tháng ở mức 8,05%. Riêng SCB thì mức lãi suất này chỉ áp dụng đối với khách hàng gửi tiết kiệm Online.

Xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách là Viet Capital Bank với mức lãi suất tiết kiệm là 7,8%.

Xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách ngân hàng có lãi suất cao nhất kỳ hạn 7 tháng là BAC A BANK và NCB: 7,6%.

Bám đuổi sát nút là VIB với lãi suất huy động 7,4% nhưng chỉ áp dụng cho khách hàng gửi tiền trực tuyến.

Ở phân khúc giữa, các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 7 tháng giao động từ 7% tới 7,35%. Bao gồm: BaoVietBank công bố lãi suất ở mức 7,35%.

OCB và VPBank có lãi suất ở mức 7,3%. DongA Bank là 7,1%. SeABank là 7,05%. MSB và PVcomBank cùng niêm yết lãi suất ở mức 7%.

Trong biên độ lãi suất từ 6% - 6,9% có tới 8 các ngân hàng thương mại niêm yết.

Eximbank và VietinBank xếp ở vị trí cuối bảng với lãi suất huy động thấp nhất thị trường ở kỳ hạn 7 tháng. Cụ thể, Eximbank công bố lãi suất huy động kỳ hạn 7 tháng ở mức 5,7%. VietinBank niêm yết lãi suất cuối bảng ở mức 5,5%.

thang 72019 lai suat ngan hang nao cao nhat ky han 5 thang 7 thang
Tháng 7/2019: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất kỳ hạn 5 tháng, 7 tháng?. Ảnh minh họa

Nguyên nhân nào khiến lãi suất một số ngân hàng đẩy lên cao?

Theo các chuyên gia của SSI, nguyên nhân chính khiến lãi suất ngân hàng cao là do các ngân hàng muốn gia tăng huy động, đáp ứng yêu cầu giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nhà nước.

Hơn nữa, nhiều ngân hàng thương mại chuyển hướng đẩy mạnh cho vay đối tượng khách hàng cá nhân với lãi suất cho vay tốt, đảm bảo mức sinh lời cần thiết nên có cơ sở để duy trì lãi suất huy động cao. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng khác cũng phải duy trì lãi suất tốt để không bị mất thị phần huy động.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất kì hạn 5 tháng?

Chênh lệch huy động lãi suất giữa các ngân hàng ở kỳ hạn 5 tháng gần như không đáng kể, dao động chỉ khoảng 0,5%. Trong tháng 7/2019, có tới 15 ngân hàng trên thị trường đẩy mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 5 tháng là 5,5%.

Theo khảo sát tại 29 ngân hàng thương mại, trong tháng 7/2019, có tới 15 ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất kì hạn 5 tháng là 5,5%.

Các ngân hàng này bao gồm ABBANK, BAC A BANK, BaoVietBank, DongA Bank, KienlongBank, MSB, NCB, OCB, OceanBank, Sacombank, SHB, SCB, Techcombank, VIB, VietBank. Trong đó NCB, Techcombank và VIB chỉ áp dụng cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm trực tuyến.

Bám đuổi sát nút trong Top thứ 2 các ngân hàng niêm yết lãi suất cao nhất trên thị trường ở kì hạn 5 tháng là ACB, MBBank, Nam A Bank, TPBank, Viet Capital Bank đều niêm yết mức lãi suất là 5,4%.

Bốn ngân hàng cùng niêm yết lãi suất kì hạn 5 tháng ở mức 5,3% là LienVietPostBank, PVcomBank, SeABank, và VPBank.

BIDV xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách Top các ngân hàng mức lãi suất cao nhất kì hạn 5 tháng ở mức 5,2%.

Xếp ở vị trí cuối bảng với lãi suất huy động kì hạn 5 tháng thấp nhất thị trường 5% là Eximbank và VietinBank.

“Lãi suất huy động ổn định ở mức hiện tại vì các ngân hàng thương mại cần đảm bảo đủ nguồn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh phải cạnh tranh với các kênh đầu từ khác đang phát triển nhanh (trái phiếu, chứng chỉ quỹ…) và nhu cầu gia tăng số dư huy động để đáp ứng lộ trình tiếp tục giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% hiện nay xuống 30%.

Việc đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất tốt hơn sẽ là cơ sở để các ngân hàng thương mại có thể duy trì được mặt bằng lãi suất huy động hiện tại mà không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận”, chuyên gia của Công ty chứng khoán SSI nhận định.

Hoài Dương