Sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần vừa qua (11 - 17/11)

Cập nhật: 12:18 | 18/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Tuần qua, ngành ngân hàng diễn ra với nhiều sự kiện nổi bât, đặc biệt là những tin tức được cập nhật dưới đây:

su kien ngan hang noi bat trong tuan vua qua 11 1711

Lãi suất vay mua nhà ngân hàng BIDV, Vietcombank tháng 11/2019

su kien ngan hang noi bat trong tuan vua qua 11 1711

Những điều cần biết về vay tín chấp mua nhà

su kien ngan hang noi bat trong tuan vua qua 11 1711

Tổng hợp tỷ giá ngân hàng Vietcombank, BIDV ngày 17/11/2019 mới nhất

su kien ngan hang noi bat trong tuan vua qua 11 1711

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 7/10: Những sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

Chính thức từ Quốc hội: Chưa đưa việc tăng vốn cho 'Big 4' ngân hàng vào nghị quyết

Tại kì họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu là kiến nghị của Chính phủ gửi tới Quốc hội về việc bố trí ngân sách nhà nước để tăng vốn cho nhóm "Big 4" ngân hàng có vốn nhà nước.

Tuy nhiên, khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó không có nội dung giải pháp tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank.

su kien ngan hang noi bat trong tuan vua qua 11 1711
Ảnh minh họa

BIDV chính thức có cổ đông chiến lược đầu tiên KEB Hana Bank, kí hợp tác trên 6 lĩnh vực

Ngày 11/11, BIDV và KEB Hana Bank đã kí kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố KEB Hana Bank là cổ đông sở hữu 15% vốn điều lệ của ngân hàng này.

Theo thỏa thuận, BIDV sẽ nhận được chương trình hỗ trợ kĩ thuật dài hạn từ Tập đoàn tài chính Hana và KEB Hana Bank trên 6 lĩnh vực gồm quản trị chiến lược phát triển ngân hàng; quản lí hệ thống công nghệ và ngân hàng số; tăng cường phát triển ngân hàng bán lẻ; đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lời; quản trị rủi ro; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Vietcombank chuẩn bị nhận tiền thoái vốn tại bảo hiểm Vietcombank – Cardif từ Tập đoàn FWD

Vietcombank vừa quyết định mở tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng Mizuho Bank, Ltd chi nhánh Hà Nội để thực hiện nhận tiền chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ VCB – Cardif.

Trước đó, ngày 12/11, Vietcombank đã kí kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với tập đoàn bảo hiểm FWD. Một phần trong giao dịch là FWD sẽ mua lại Liên doanh bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif.

VPBank chuẩn bị bán 31 triệu cổ phiếu quĩ cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cp

VPBank dự kiến chào bán 31 triệu cổ phiếu quĩ, tương đương 1,288% số cổ phiếu đang lưu hành cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp, tương ứng với giá trị 310 tỉ đồng.

Động thái chào bán cổ phiếu quĩ cho nhân viên của VPBank diễn ra sau khi ngân hàng này vừa hoàn tất việc mua vào 50 triệu cổ phiếu quĩ trong thời gian từ ngày 2/10 đến ngày 23/10 với giá bình quân 22.194 đồng/cp.

Phó Tổng Giám đốc Techcombank muốn bán ra cổ phiếu TCB

Ông Phan Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Techcombank đăng kí bán 400.000 cổ phiếu TCB trong thời gian từ ngày 21/11 đến 23/12/2019, theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Vietcombank và FWD chính thức kí hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền 15 năm

Sáng ngày 12/11, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) đã tổ chức Lễ kí kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với tập đoàn bảo hiểm FWD.

Theo thoả thuận này, Vietcombank sẽ phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của FWD. Một phần trong giao dịch là FWD sẽ mua lại Liên doanh bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI- Công ty liên doanh bảo hiểm giữa Vietcombank và BNP Paribas Cafdif) và giao dịch này đang chờ sự chấp thuận của cơ quan chức năng.

FWD cho biết tập đoàn có kế hoạch hợp nhất VCLI vào hoạt động kinh doanh hiện có tại Việt Nam sau khi giao dịch hoàn tất. Trong thời gian này, VCLI sẽ tiếp tục hoạt động như trước đây, thông qua tất cả các kênh phân phối hiện có. Khách hàng của VCLI sẽ không bị ảnh hưởng bởi thương vụ mua lại.

Dư nợ trái phiếu của MBBank đã tăng trong 9 tháng đầu năm

Thống kê từ VCSC cho thấy dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của MBBank đã gia tăng trong 9 tháng đầu năm 2019 khi số dư tăng 74% so với đầu năm đạt 14.800 tỉ đồng.

Cùng với đó, thu nhập lãi từ hoạt động đầu tư vào chứng khoán nợ tăng 42,9% so với cùng kì năm trước với lợi suất tăng đạt 6,5% trong 9 tháng 2019 (so với mức 5,2% cuối năm 2018).

VCSC cho rằng số dư trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh sẽ tiếp tục tác động tích cực đến lợi suất đầu tư của MBBank trong năm 2020.

Ngoài ra, với 5,2% thị phần (2018) và đóng góp 3,1% cho dư nợ hợp nhất (trong 9 tháng 2019), MCredit hiện tạo ra chênh lệch biên lợi suất tích cực khi phần lớn dư nợ của MCredit đến từ các khoản vay tiền mặt.

Nợ xấu của nhiều ngân hàng trong 9 tháng đầu năm

Thống kê số liệu của 25 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quí III cho thấy, tổng giá trị nợ xấu nội bảng ở mức 97.153 tỉ đồng, tăng 13.798 tỉ đồng so với cuối năm 2018, tương đương tăng 16,6%.

Trong đó, 10 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất đã chiếm tới 82% tổng nợ xấu với giá trị ở mức 78.000 tỉ đồng.

Tại các ngân hàng được khảo sát, chỉ có ba ngân hàng giảm nợ xấu trong 9 tháng đầu năm gồm SeABank giảm 311 tỉ đồng (tương đương 16%); Eximbank giảm 88 tỉ đồng (tương đương 4,6%) và Saigonbank giảm 7 tỉ đồng (tương đương 2,3%).

Bên cạnh các ngân hàng vừa và nhỏ, nợ xấu của nhiều "ông lớn" trong ngành cũng có dấu hiệu tăng mạnh trong 3 quí vừa qua. Theo đó, nợ xấu BIDV tăng 19,3% lên gần 22.436 tỉ đồng; Vietcombank tăng 22,5% đạt 7.625 tỉ đồng; MBBank tăng 29,5% với 3.703 tỉ đồng. Tính đến ngày 30/9, tỉ lệ nợ xấu nội bảng trên dư nợ cho vay của 25 ngân hàng bình quân ở mức 1,73%, tăng so với thời điểm cuối năm 2018 (1,65%).

Có 7 ngân hàng khác có tỉ lệ nợ xấu trên 2% và 12 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu ở mức từ 1 - 2%.

Ngân hàng ra sức bắt tay đối tác ngoại

Thời gian gần đây, các ngân hàng Việt liên tục bắt tay với đối tác ngoại để trình làng các hình thức chuyển tiền quốc tế mới, như chuyển tiền bằng công nghệ blockchain, QR code, thẻ nội địa, thẻ ảo...

Chẳng hạn, cuối tháng 10 vừa qua, Ngân hàng BIDV và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã hợp tác với Tổ chức Thẻ nội địa Liên bang Nga. Theo thỏa thuận hợp tác, du khách Nga đến Việt Nam có thể quẹt thẻ MIR (thẻ nội địa mang thương hiệu quốc gia của Liên bang Nga) tại toàn bộ hệ thống POS của BIDV trên toàn quốc.

Giữa năm nay, TPBank cũng bắt tay với UnionPay (Trung Quốc) về việc liên thông thanh toán. Theo đó, hàng triểu khách hàng của UnionPay tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... khi sang Việt Nam du lịch có thể dễ dàng thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán mã QR Code, mPOS...

BIDV cho hay, ngân hàng này đang nghiên cứu phương án triển khai chấp nhận thanh toán thẻ nội địa BIDV tại Liên bang Nga.

LienVietPostBank mới đây cũng bắt tay với BC Card (Hàn Quốc) thử nghiệm thành công thanh toán Ví Việt tại Hàn Quốc, dự định triển khai chính thức vào đầu năm 2020.

Văn Khương