Sức khỏe:

Sự khác nhau giữa thực phẩm sạch và thực phẩm hữu cơ

Cập nhật: 09:30 | 10/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng sống. Trong đó, thực phẩm an toàn luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Một số người sẽ tin dùng các sản phẩm thực phẩm sạch, trong khi số khác sẽ tin dùng các sản phẩm hữu cơ. Mặc dù cả hai đều là thực phẩm an toàn, thế nhưng cũng có những đặc điểm khác biệt. Chính vì thế, hàng loạt câu hỏi được người tiêu dùng đưa ra như "thực phẩm sạch là gì" hay "thực phẩm hữu cơ là gì" hoặc "giữa 2 loại thực phẩm này loại nào tốt hơn"?

suc khoe su khac nhau giua thuc pham sach va thuc pham huu co

Lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe

suc khoe su khac nhau giua thuc pham sach va thuc pham huu co

Những lợi ích không ngờ từ phô mai

suc khoe su khac nhau giua thuc pham sach va thuc pham huu co

Tại sao ăn nhiều hoa quả vẫn béo phì?

Thực phẩm sạch là gì?

Theo các chuyên gia, thực phẩm sạch là những loại thực phẩm được nuôi trồng với những quy định nhất định. Khi chăm sóc, người nông dân có thể sử dụng thuốc trừ sâu hoặc những loại thuốc hóa học tổng hợp,…Nhưng, chỉ được sử dụng ở một mức độ cho phép, và sản phẩm khi thu hoạch phải đảm bảo:

- Không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực phẩm, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép;

- Không chứa tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng,…);

- Không chứa các tác nhân sinh học gây bệnh như: virus, vi sinh vật, ký sinh trùng,…;

- Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng;

- Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về an toàn thực phẩm;

Khi đó, sản phẩm được đưa ra thị trường sẽ còn dư lượng độc hại dưới mức cho phép, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

suc khoe su khac nhau giua thuc pham sach va thuc pham huu co
Ảnh minh họa

Thực phẩm hữu cơ là gì?

Tại Việt Nam, khái niệm Organic vẫn còn là một điều gì đó khá xa lạ. Thậm chí nhiều người còn lầm tưởng rằng thực phẩm hữu cơ chính là thực phẩm sạch. Tuy nhiên, lại không phải vậy.

Để được cấp chứng nhận hữu cơ, đòi hỏi thực phẩm đó phải tuân thủ theo những quy định hữu cơ nghiêm ngặt khi nuôi trồng, chẳng hạn: nguồn nước tưới và chăn nuôi phải là nước giếng sạch, không phải là nước sông, và quan trọng nhất là không sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Thực phẩm hữu cơ rất đa dạng, từ thực phẩm tươi sống như rau củ quả hay trái cây đến cả những thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa,…

Để có cái nhìn tổng quan hơn, chúng tôi lấy ví dụ về loại thực phẩm dùng hàng ngày là thịt lợn. Nếu như lợn được nuôi để cung cấp thịt sạch có thể cho ăn bằng nhiều người thức ăn khác nhau, miễn là không sử dụng hóa chất độc hại và tiêm thuốc tăng trưởng,… thì lợn được nuôi để cung cấp thịt hữu cơ phải được nuôi theo điều kiện thức ăn tiêu chuẩn, nguồn thực phẩm phải hoàn toàn tự nhiên và hữu cơ.

Bên cạnh đó, việc sản xuất thực phẩm hữu cơ cũng đòi hỏi được thực hiện trong một hệ sinh thái đảm bảo, không được phép gần các nhà máy công nghiệp, không gần quốc lộ, tại vùng đất nền và nguồn nước có dư lượng kim loại và các chất độc hại tự nhiên thấp.

Như vậy, cả hai loại thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với những ai có nhu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng họ sẽ lựa chọn những loại thực phẩm được chứng nhận hữu cơ. Không chỉ riêng thực phẩm, các sản phẩm hữu cơ hỗ trợ cho việc làm sạch thực phẩm tươi sống như nước rửa trái cây hữu cơ hay những sản phẩm tẩy rửa gia dụng như: nước rửa chén hữu cơ, nước lau bếp hữu cơ, bột giặt hữu cơ cho em bé,… cũng đang chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng hiện nay.

Thu Uyên (Tổng hợp)