Startup còn gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư và đâu là bí kíp?

Cập nhật: 10:03 | 30/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Việt Nam là quốc gia có làn sóng startup phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên song hành cùng làn sóng ấy là những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, đặc biệt từ các tổ chức tín dụng.

startup con gap kho trong viec tiep can nguon von dau tu va dau la bi kip

Bị 4/5 "cá mập" từ chối, nhà sáng lập "Tối nay ăn gì" cuối cùng đã được Shark Việt gật đầu hợp tác

startup con gap kho trong viec tiep can nguon von dau tu va dau la bi kip

Startup bán khung sắt bị Shark Bình cho là "ngáo giá" và quyết định không đầu tư

startup con gap kho trong viec tiep can nguon von dau tu va dau la bi kip

CEO Umbala: TikTok từng “lôi kéo” nhân sự Umbala với mức lương gấp 5 lần

Theo thống kê, tính đến ngày 30/6/2019, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động toàn quốc đạt 734.000 đơn vị, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, có đến 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không tiếp cận được nguồn vốn, ghi nhận bởi VCCI.

Nguyên nhân hầu hết xuất phát từ niềm tin cũng như e ngại rủi ro từ tổ chức tài chính, đặc biệt với các dự án startup khi bài toán kinh doanh của đa số doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện.

startup con gap kho trong viec tiep can nguon von dau tu va dau la bi kip
Ảnh minh họa

Tất nhiên bên cạnh đó vẫn có những đơn vị nhận được vốn đầu tư ngay từ thời đầu thành lập, tức khi mọi thứ từ mô hình kinh doanh, tài chính đến quản trị đều ở mức sơ khai. Điều này giải thích niềm tin giữa bên rót vốn với tổ chức không chỉ dừng lại ở các chỉ số hoạt động – điều ai cũng hiểu với startup sẽ khó để rõ ràng - mà còn bởi định hướng, tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh cũng như sự sát sao trong hợp tác hai phía.

Đơn cử, doanh nghiệp chỉ mới hoạt động đã nhận được vốn đầu tư từ một ngân hàng nhà nước (Vietcombank), thậm chí tỷ lệ tài trợ đang ngày càng gia tăng đi cùng với sự tăng trưởng của doanh thu.

Trả lời thắc mắc về lý do kêu gọi được vốn tín dụng, ông Phạm Tiến Hoài – Chủ Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh – cho biết mấu chốt để có được "deal ngân hàng" là kinh nghiệm, dù Công ty mới hoạt động chưa đến 4 năm nhưng kinh nghiệm bản thân ông đã được 10 năm trong lĩnh vực chế biến nước trái cây cô đặc và sản phẩm sấy dẻo xuất khẩu.

Mặc dù vậy, thời điểm mới bắt đầu mọi thứ của Tiến Thịnh gần như chưa đâu vào đâu, tương tự nhiều startup hiện nay khi chiến lược kinh doanh, bài toán tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị… đều ở mức thấp. Điều này dẫn đến một rủi ro rất lớn cho phía nhà đầu tư, đặc biệt là ngân hàng nhà nước với biên chấp nhận rủi ro được thắt chặt, lượng vốn nhận lúc bấy giờ dưới mức 50%.

Điều đáng ghi nhận của doanh nghiệp có lẽ là sự chân chất và hết mình của người đứng đầu, "làm nhiều hơn nói" và khi tiếp xúc với ngân hàng thì chia sẻ tất cả những gì mình có, mình nghĩ.

Kết quả, hiện Công ty đang nhận được khoản vay lên đến 100 tỷ đồng, bao gồm 50 tỷ cho trung hạn và 50 tỷ vốn lưu động. Theo ông Hoài, hoạt động Tiến Thịnh đang rất tốt với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm lên đến 100%, dẫn đến dòng vốn ngân hàng cũng sẽ tăng dần theo nhu cầu mở rộng trong tương lai dù vẫn còn nhiều điều cần cải thiện. Trong đó, ngân hàng không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn tham gia hỗ quản lý tài chính, khâu xuất nhập khẩu…

Mặc dù tăng trưởng khá ấn tượng so với số năm hoạt động, Tiến Thịnh vẫn đang đau đáu nỗi lo chung của toàn thị trường trái cây. Hiện, Tiến Thịnh sản xuất thành phẩm theo mùa, nhưng cũng phải có kho lạnh và thời gian trữ lạnh thông thường được 2 năm.

Mặt khác, với mục tiêu ban đầu là xuất khẩu, dẫn đến cái việc đầu tư ban đầu khá áp lực, song song với việc đầu tư phần mềm, quy trình cũng như đạt được các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, tìm kiếm khách hàng cũng là vấn đề quan tâm, hàng năm công ty đều tham gia các hội chợ tại nhiều quốc gia như Nga, Đức, Pháp...

Hoài Sơn