Siết thuế nhập khẩu ô tô, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên chính "sân nhà"

Cập nhật: 13:33 | 06/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Với đề xuất tăng các mức thuế tiêu thụ đặc biệt chung lên cao hơn hiện nay và miễn khoản thuế này cho phần linh kiện mua trong nước, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước mới có khả năng cạnh tranh được với xe nhập khẩu nguyên chiếc.

siet thue nhap khau o to tao dieu kien cho doanh nghiep tren chinh san nha

Sắp phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam

siet thue nhap khau o to tao dieu kien cho doanh nghiep tren chinh san nha

Cập nhật tin tức đầu tư dự án giao thông mới nhất hôm nay (4/9)

Bộ Công Thương vừa kiến nghị điều chỉnh nâng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với một số dòng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Nếu kiến nghị này thành hiện thực, thời gian tới giá ô tô nhập khẩu lại tăng.

siet thue nhap khau o to tao dieu kien cho doanh nghiep tren chinh san nha

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng số ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái đạt 96.000 chiếc, trị giá đạt 2,1 tỷ USD. Con số này tăng 229% về lượng và tăng 205,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước trong đó, số lượng ô tô nhập khẩu Thái Lan, Indonesia chiếm tỷ lệ lớn tới trên 70% tổng số.

Bộ Công Thương đánh giá, ưu thế của xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ không giữ được lâu nếu các doanh nghiệp không nỗ lực tăng cường chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh, nhất là việc cạnh tranh đối với xe nhập khẩu từ thị trường ASEAN do được hưởng ưu đãi thuế quan mức 0%.

Tuy nhiên, hiện so với Thái Lan và Indonesia, sản lượng ô tô của Việt Nam thấp thua xa. Thái Lan có sản lượng khoảng 2 triệu xe/năm còn Indonesia có sản lượng khoảng 1,3 triệu xe/năm, trong khi Việt Nam có sản lượng hơn 200.000 xe/năm. Tỷ lệ nội địa hóa ô tô của Thái Lan từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ 60 - 80%, còn Indonesia từ 45 - 70%, trong khi đó của Việt Nam chủ yếu dưới 20%, có một số mẫu đạt từ 37 - 40%.

Theo giới chuyên môn, sản lượng thấp, tỷ lệ nội địa hóa cũng thấp nên chi phí sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam cao hơn 20% so với các nước như Thái Lan, Indonesia. Dù có nỗ lực thì các doanh nghiệp cũng khó cạnh tranh ngang ngửa với xe nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, để quản lý nhập khẩu ô tô hợp lý trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và phát triển ngành ô tô trong nước, Bộ Công Thương cho rằng “cần duy trì thực hiện Nghị định 116/2017/NĐ-CP”. Như vậy cũng có thể hiểu là cần duy trì quy định về kiểm tra theo lô như hiện tại.

Hơn nữa, để "tiếp sức" cho ngành ô tô trong nước, Bộ này còn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo đề ra các giải pháp cụ thể về chính sách thuế trong đó kiến nghị điều chỉnh “nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dòng xe áp dụng ở mức hợp lý”.

Tuy nhiên, nếu tăng thuế thì giá xe ô tô sẽ tăng, nhất là xe nhập khẩu nguyên chiếc. Với xe sản xuất lắp ráp trong nước, do được đề xuất ưu đãi miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần linh kiện mua trong nước, có khả năng sẽ không bị ảnh hưởng.

Giám đốc một doanh nghiệp ô tô tính toán, với đề xuất tăng các mức thuế tiêu thụ đặc biệt chung lên cao hơn hiện nay và miễn khoản thuế này cho phần linh kiện mua trong nước, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước mới có khả năng cạnh tranh được với xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Ngoài ra Bộ Công Thương còn đề nghị ưu đãi thuế thu nhập DN ở mức cao nhất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô. Cùng với đó là một loạt ưu đãi đối với những dự án sản xuất, lắp ráp xe dưới 9 chỗ có quy mô từ 50 nghìn xe/năm trở lên, có sản phẩm xuất khẩu trong 5 năm, làm chủ công nghệ sản xuất động cơ - hộp số,... được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tín dụng đầu tư lãi suất thấp... Nếu tất cả những đề xuất này thành hiện thực, chắc chắn giá xe trong nước sẽ rẻ và có khả năng cạnh tranh với xe nhập khẩu.

Theo các doanh nghiệp, thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt quy mô trên 500.000 xe/năm vào sau 2020 và đạt 1 triệu xe/năm sau 2025. Thu nhập của người dân tăng cao và giai đoạn ô tô hóa đang tới. Thị trường tiềm năng rất có thể thuộc về xe nhập khẩu. Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia xuất khẩu ô tô sang Việt Nam nhiều nhất. Nếu không có chính sách khuyến khích phát triển đồng bộ, ô tô trong nước khó cạnh tranh và giữa vững cũng như mở rộng được thị trường.

siet thue nhap khau o to tao dieu kien cho doanh nghiep tren chinh san nha Cập nhật bảng giá xe máy Honda tháng 9/2019 mới nhất

TBCKVN - Cập nhật bảng giá xe máy Honda tháng 9/2019 mới nhất: Các loại xe máy: SH 2019 125 ABS, 150 ABS; xe ga ...

siet thue nhap khau o to tao dieu kien cho doanh nghiep tren chinh san nha Cập nhật giá vàng mới nhất sáng 6/9: Vàng giảm “sốc” tới 600 nghìn đồng/lượng

TBCKVN - Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống theo diễn biến của thị trường thế giới. Các hệ thống kinh doanh đã điều ...

siet thue nhap khau o to tao dieu kien cho doanh nghiep tren chinh san nha Giá vàng hôm nay 6/9: Đảo chiều giảm sốc, đánh rơi ngưỡng quan trọng

TBCKVN - Giá vàng hôm nay 6/9, thị trường thế giới giảm mạnh rời đỉnh 6 năm sau khi giới đầu tư đón nhận những ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm