Sếp mới nên phản ứng như thế nào khi bị nhân viên “bắt nạt”?

Cập nhật: 06:04 | 05/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - “Ma cũ  bắt nạt ma mới”, sếp mới ít hay nhiều thì cũng sẽ bị nhân viên bắt nạt. Vậy sếp mới nên phản ứng như thế nào khi bị nhân viên “bắt nạt”?  

sep moi nen phan ung nhu the nao khi bi nhan vien bat nat Phản ứng như thế nào khi sếp ghét bạn?
sep moi nen phan ung nhu the nao khi bi nhan vien bat nat Lý do sếp không ưa bạn là gì?
sep moi nen phan ung nhu the nao khi bi nhan vien bat nat Làm sao để nhận biết sếp không ưa bạn?

Giữ cho mình luôn bình tĩnh

Thật sai lầm nếu sếp mới nổi giận và lạm quyền đe nẹt các nhân viên có thái độ bất tuân. Điều đó chỉ tạo ra tác dụng phụ ngược lại cho quá trình làm việc chung và chẳng giải quyết được vấn đề gì.

sep moi nen phan ung nhu the nao khi bi nhan vien bat nat

Thay vì đó, bạn cần học cách kìm giữ cảm xúc khó chịu của mình và bình tĩnh. Hãy giữ cho mình sự bình tĩnh trước bất cứ tình huống nào. Tâm thế này giúp bạn có được một sự tỉnh táo nhất định để suy nghĩ và giải quyết tình huống với nhân viên cũng như hoàn thành công việc của mình một cách toàn vẹn và trơn tru nhất. Hơn nữa, nhân viên hẳn là cũng sẽ cảm thấy cần nể vị sếp mới này hơn vì bản lĩnh và khí chất chắc chỉ nhà lãnh đạo tài giỏi mới có được.

Hãy nói chuyện với họ, thay vì tỏ ra lạnh lùng

Một trong những sai lầm mà nhiều sếp mới thường mắc phải là trở nên xa cách với nhân viên. Dù là trong giờ hay ngoài giờ làm việc, các sếp luôn là những cái bóng lạnh lùng, giao việc, kiểm tra tiến bộ và chất lượng của công việc, và chỉ dừng lại ở đó. Các vị cấp trên này quên mất, gần gũi nhân viên, lắng nghe họ và hiểu họ là cách để phá tan mọi rào ngăn sếp mới – nhân viên cũ. Hơn nữa, đây cũng là cách để bạn hiểu công ty hơn thông qua việc quan sát tìm hiểu các nhân viên và nhập cuộc nhanh chóng hơn tại vị trí làm việc mới này.

Hãy để thực lực chứng minh

Trước khi thực sự giải quyết vấn đề này, hãy ngồi lại nghĩ một chút. Lí do bạn được tuyển dụng và trở thành sếp mới ở đây là đâu? Bạn có thực lực, có khả năng, và người bổ nhiệm tin tưởng rằng, bạn là người giỏi hơn cả những nhân viên kì cựu này. Những nhân viên này không ai thực sự có đủ khả năng như bạn để đảm đương nhiệm vụ này. Vậy thì, có lí do gì mà bạn lại trở nên lép vế và bị nhân viên kia có thái độ? Chứng minh chính mình là ai là cách nhanh nhất để khiến cho những nhân viên có thái độ chưa tôn trọng đúng ngưỡng sếp của mình xác định được nghiêm túc họ cần phải cư xử thế nào cho đúng mực.

Câu chuyện sếp – nhân viên hay “ma cũ bắt nạt ma mới” có lẽ còn là câu chuyện còn nhiều điều để nói. Nhưng quan trọng nhất, đừng quên, dù bạn có là sếp mới hay nhân viên cũ, bạn đang làm việc vì chung một tổ chức, vì thế, hãy giúp đỡ nhau thay vì gây cho nhau những thế khó khi làm việc chung.

Nguyễn Sinh

Tin liên quan