PV Drilling báo lãi hơn 600% sau 6 tháng

Cập nhật: 09:15 | 03/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling - Mã: PVD) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020.    

Hoạt động lữ hành đình trệ, Vietravel (VTR) ghi nhận quý lỗ thứ ba liên tiếp

Petrolimex có lãi trở lại sau khi lỗ nặng hơn 1.800 tỷ đồng trong quý I

1318 gian khoan
PV Drilling báo lãi quý II giảm 49%, dự kiến lỗ tiếp quý III. (Ảnh minh họa)

Theo đó, trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.464 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo PV Drilling, doanh thu tăng do số lượng giàn khoan thuê tăng (2,4 giàn trong quý II, trong khi cùng kỳ năm trước không có giàn thuê nào), đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng tăng 9% và tăng doanh thu các dịch vụ liên quan như cung ứng nhân lực, dịch vụ kỹ thuật giếng khoan…

Giá vốn tăng mạnh 65% khiến lợi nhuận gộp giảm 63%, còn 57 tỷ đồng. Trong kỳ, các liên doanh của PV Drilling hoạt động khá tốt, nhờ vậy lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 64%, lên 69 tỷ đồng.

Ngoài ra, các loại chi phí được tiết giảm đáng kể, chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 40% còn 66 tỷ đồng. Lợi nhuận khác giảm mạnh từ 61 tỷ đồng còn 5 tỷ đồng.

Kết quả, PV Drilling báo lãi sau thuế giảm 49%, còn 54 tỷ đồng trong đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 46%, về mức 61 tỷ đồng.

0614 pvd 1
Nguồn: BCTC quý II của PVD

Theo giải trình của doanh nghiệp, lợi nhuận giảm do hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng sở hữu giảm về 78%; tăng chi phí hoạt động các giàn khoan do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, quý II/2019, PVD thay đổi cách ghi nhận thuế nhà thầu tạm nộp tại Malaysia như là một khoản phải thu trong tương lai.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 3.141 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 70 tỷ đồng, lần lượt tăng 64% và 629% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành được 103% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng nhẹ lên 20.947 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định trị giá 13.698 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 2.655 tỷ đồng, chiếm 13% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 2.365 tỷ đồng, chiếm 11% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn là 1.257 tỷ đồng, chiếm 6% tổng tài sản.

Trong kỳ, khoản phải thu ngắn hạn có dấu hiệu tăng mạnh 24%, tương ứng tăng 458 tỷ đồng lên 2.365 tỷ đồng.

Theo báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh công bố mới đây của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với ảnh hưởng của dịch COVID-19, lịch khoan của PVD đã thay đổi theo chiều hướng ít ngày làm việc hơn và chủ yếu thay đổi nhiều cho nửa cuối 2020.

Không chỉ thay đổi về lịch khoan, dịch vụ về giếng khoan cũng sẽ điều chỉnh các đơn giá trong bối cảnh nhu cầu dịch vụ dầu khí thấp do nhiều chiến dịch khoan bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Các nhà phân tích VDSC dự báo, doanh thu quý III của PVD có thể đạt 1.353 tỷ đồng, đồng thời ghi nhận lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 15 tỷ đồng. Trong trường hợp PVD nhận phần tiền 150 tỷ còn lại từ PVEP, công ty có thể thoát khỏi việc ghi nhận lỗ tài chính.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/7/2020, cổ phiếu PVD giảm 100 đồng về 8.990 đồng/cp.

Lâm Tuyền

Tin cũ hơn
Xem thêm