Phố Wall thu hẹp đà tăng dù kết quả kinh doanh các ngân hàng ảm đạm

Cập nhật: 15:01 | 15/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Sam Stovall, Giám đốc chiến lược đầu tư tại CFRA, nhận định: “Nếu coi ngân hàng là thước đo sức khỏe của nền kinh tế thì dựa vào những báo cáo lợi nhuận sắp sửa được công bố, thị trường quý này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn”.

Phố Wall thu hẹp đà tăng dù kết quả kinh doanh các ngân hàng ảm đạm
Phố Wall thu hẹp đà tăng dù kết quả kinh doanh các ngân hàng ảm đạm

Chứng khoán Mỹ giảm trong ngày thứ Năm (14/7), nhưng thực tế may mắn đã đến khi đà đi xuống dần được thu hẹp về cuối ngày sau nhịp rơi sớm từ đầu phiên, do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh đáng thất vọng từ các ngân hàng lớn.

Theo đó, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ lúc mở cửa đều bị bán tháo mạnh sau khi đón nhận kết quả kinh doanh quý II từ JPMorgan Chase & Co và Morgan Stanley. Cả hai ngân hàng đều báo cáo lợi nhuận sụt giảm và cảnh báo về suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Cổ phiếu của JPMorgan Chase và Morgan Stanley lần lượt giảm 3,5% và 0,4%, trong khi chỉ số ngành S&P Banks giảm 2,4%.

CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase cảnh báo rằng, nền kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát gia tăng, căng thẳng địa chính trị và niềm tin người tiêu dùng đến một lúc nào đó sẽ giảm.

Các ngân hàng Wells Fargo và Citigroup sẽ thông báo kết quả kinh doanh vào ngày mai, giá cổ phiếu cũng giảm lần lượt 0,8% và 3%.

Sam Stovall, Giám đốc chiến lược đầu tư tại CFRA, nhận định: “Nếu coi ngân hàng là thước đo sức khỏe của nền kinh tế thì dựa vào những báo cáo lợi nhuận sắp sửa được công bố, thị trường quý này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn”.

Nhưng thị trường hồi dần và thu hẹp đáng kể đà giảm nhờ nhóm cổ phiếu vi mạch tăng 1,9%, thậm chí còn giúp Nasdaq trồi lên trên tham chiếu.

Bên cạnh đó, việc bán tháo trong phiên cũng đã bắt đầu giảm bớt sau khi Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết, ông ủng hộ một đợt tăng lãi suất 0,75% vào tháng 7 này, làm giảm bớt sự lo lắng về khả năng Fed có thể tăng lãi suất 1% hoặc lớn hơn sau khi CPI tháng 6 của Mỹ vẫn tăng hơn 9%.

Kết thúc phiên 14/7, chỉ số Dow Jones giảm 142,62 điểm (-0,46%), xuống 30.630,17 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,40 điểm (-0,30%), xuống 3.790,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 3,60 điểm (+0,03%), lên 11.251,19 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng và hàng hóa đã ảnh hưởng tiêu cực đến chứng khoán châu Âu, khi đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát sẽ gây ra suy thoái kinh tế, trong khi chỉ số chính của Ý giảm 3,4% khi chính phủ nước này đối mặt với sự sụp đổ. Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,53% xuống 406,50 điểm.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng câu chuyện đỉnh lạm phát là đáy chứng khoán

Theo ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng chứng khoán SSI, tháng 7, giá hàng hoá như dầu thô giảm khá mạnh, do đó xu ...

Chứng khoán phiên sáng 15/7: Nhóm thép khởi sắc, VN-Index tăng hơn 4 điểm

Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay đi ngược với xu hướng chứng khoán quốc tế đêm qua.

Tâm lý đám đông - con dao hai lưỡi trong việc ra quyết định đầu tư

Theo giới phân tích, lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán luôn đi kèm rủi ro. Việc chạy theo đám đông, bất chấp các chỉ ...

Thị trường chứng khoán ngày 15/7/2022: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Linh Đan