Nữ doanh nhân suýt phá sản ở tuổi 24 vực dậy sau những vấp ngã

Cập nhật: 10:16 | 13/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Phạm Thị Yến Nhi, chủ sáng lập Công ty Thương mại và Dịch vụ Mầm Trúc Tanabata đang đặt cược sự nghiệp của mình vào chuỗi 17 quán bar mang phong cách Nhật Bản tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.  

nu doanh nhan suyt pha san o tuoi 24 vuc day sau nhung vap nga

CEO Lê Hồng Thủy Tiên: IPPG sẽ được đầu tư bài bản và xa xỉ hơn

nu doanh nhan suyt pha san o tuoi 24 vuc day sau nhung vap nga

CEO Đảo Vàng: Mối nhân duyên với “Đảo Ngọc”

nu doanh nhan suyt pha san o tuoi 24 vuc day sau nhung vap nga

Con đường trở thành tỷ phú đầy sóng gió của nữ doanh nhân Zhou Qunfei

Từng phải tạm dừng công ty khi các đối tác quay lưng, Phạm Thị Yến Nhi quyết định dành khoản tiền cuối cùng để sang Philippines làm từ thiện, rồi trở về và làm cho Mầm Trúc Tanabata rực rỡ một lần nữa.

Đam mê kinh doanh từ nhỏ, Yến Nhi đã quyết tâm trở thành doanh nhân ngay từ những ngày đầu bước chân vào trường đại học. Vị nữ doanh nhân khi đó từng làm rất nhiều vị trí để tích lũy kinh nghiệm, từ phục vụ, bartender cho tới quản lí nhà hàng.

Với những kinh nghiệm tích lũy trong thời gian sinh viên, cộng với việc nắm thời cơ thích hợp, Yến Nhi đã quyết định khởi nghiệp khi mới 23 tuổi. Cô mở quán bar giải trí dành cho đối tượng chủ yếu là người Nhật Bản.

Do hàng loạt sai lầm, hoạt động kinh doanh của Mầm Trúc Tanabata dần lầm vào bế tắc. Chỉ sau 1 năm, mô hình kinh doanh bị sao chép bởi các đối thủ mới. Họ lôi kéo nhân viên dày dạn kinh nghiêm nghỉ việc khiến công ty khủng hoảng.

Trong bối cảnh liên tục phải bù lỗ, Yến Nhi đã quyết định tạm dừng hoạt động và quyết định dùng số tiền cuối cùng để sang Philipines làm từ thiện. Quyết định ấy dẫn tới bước ngoặt của cô cũng như Công ty Mầm Trúc Tanabata.

Việc tận mắt chứng kiến những người dân Philippines phải vật lộn để sinh tồn sau đợt thiên tai khủng khiếp đã khiến Yến Nhi bừng tỉnh. Cô quyết định trở về Việt Nam và bắt đầu lại từ đầu.

Yến Nhi bắt đầu nhận ra rằng, cạnh tranh là động lực để phát triển. Đó chính là qui luật thị trường. Cô bắt đầu tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra sự khác biệt.

Khi mô hình kinh doanh bắt đầu ổn định, Yến Nhi quyết định phát triển mô hình chuỗi. Bắt đầu cô chỉ mở 2 - 3 chi nhánh, rồi con số cũng dần lên tới 21, bao gồm những quán bar ở Campuchia và Malaysia.

Cũng giống như các mô hình chuỗi khác, khi càng phát triển rộng thì sẽ càng gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lí. Nhiều đối tác bắt đầu quay lưng khiến Mần Trúc Tanabata một lần nữa đứng trước nguy cơ lớn.

Nhưng Yến Nhi hiện tại không còn là Yến Nhi của năm 24 tuổi. Cô quyết định cứng rắn và ưu tiên đưa chất lượng phục vụ lên hàng đầu. Những căng thẳng bùng phát và đối tác lần lượt rời bỏ khiến số quán bar Yến Nhi nắm chỉ còn một nửa.

Đây là một cú sốc lớn. Chỉ trong 3 tháng, doanh thu sụt giảm 50% trong khi những chi phí cố định vẫn phải thanh toán. Yến Nhi buộc phải tìm ra cách lèo lái con thuyền Mầm Trúc Tanabata vượt qua sóng gió.

Nữ CEO trẻ quyết định rà soát lại toàn bộ nguồn lực, và nhận ra cô cần chú ý nhiều nhất vào yếu tố con người.

Những con người vẫn ở lại là những nhân sự vô cùng tâm huyết. Yến Nhi quyết định chia sẻ và tạo động lực cho họ. Và cuối cùng một người quản lí cấp trung đứng ra cam kết sẽ gấp đôi doanh thu trong vòng 1 tháng.

Mầm Trúc Tanabata quyết định tổ chức nhiều khóa đào tạo cho nhân viên. Hướng tới việc sử dụng những nhân sự đa năng, có thể đảm dương nhiều vị trí, từ SEO, marketing, kế toán tới lễ tân. Chiến lược mới cũng giúp tối giản hóa các nguồn chi phí.

Công ty áp dụng những chính sách khuyến khích nhân viên, từ tổ chức những cuộc thi, tới tăng lương, thưởng cho những cá nhân xuất sắc.

Chỉ sau 1 tháng, Mầm Trúc Tanabata đã đạt mục tiêu về doanh thu. Ngoài những khách hàng trung thành người Nhật, còn có thêm nhiều khách Hàn Quốc.

Với những nền tảng vững chắc về nhân sự, Mầm Trúc Tanabata đang dần ổn định và phát triển. Với những kinh nghiệm trong quá khứ, Yến Nhi quyết định lựa chọn "bỏ trứng vào nhiều rổ". Hiện tại, bên cạnh Mầm Trúc Tanabata, Yến Nhi còn sở hữu thêm một công ty phân phối đất nền, đồng thời là nhà đầu tư của một công ty tư vấn và sản xuất quà tặng.

nu doanh nhan suyt pha san o tuoi 24 vuc day sau nhung vap nga
Chân dung nữ doanh nhân của Mầm Trúc Tanabata. Ảnh: Nguồn Internet

Chuỗi 100 quán bar

Yến Nhi cho rằng, mình là một trong những người tiên phong mở quán bar theo mô hình counter-bar (có quầy pha chế và nhân viên không được phép rời khỏi khu vực này), khác với mô hình lounge với diện tích lớn. Điều này cũng bắt nguồn từ khách hàng tiềm năng của quán với 99% khách hàng là người Nhật sống và làm việc tại Việt Nam từ 3 - 5 năm, thay vì những khách du lịch vãng lai. Đây là đối tượng uống rượu không phải để say.

“Chủ nhật chúng tôi thường vắng khách vì người Nhật muốn giữ sức để đầu tuần đi làm. Ở TP.HCM, tại khu Thái Văn Lung và Lê Thánh Tôn (quận 1), người Nhật Bản sinh sống rất nhiều. Đó cũng là lý do khiến khu vực này luôn có đầy đủ các dịch vụ phù hợp văn hóa Nhật Bản. Họ rất kỹ tính, rất cẩn thận khi sinh sống, làm việc tại nước ngoài và chỉ chơi ở những địa điểm uy tín và an toàn”, Yến Nhi chia sẻ.

Biên lợi nhuận từng thức uống, đồ ăn tại Tanabata cũng khá cao, nhưng chi phí đầu tư cũng không nhỏ, khi mỗi quán, Yến Nhi phải đầu tư từ 800 triệu đồng đến 2 tỷ đồng. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, hệ thống 17 quán Tanabata tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Campuchia phục vụ gần 300 khách hàng.

Cô chủ trẻ cũng cho biết thêm, quán thường vắng khách khoảng tháng 7, tháng 8, khi lễ hội Obon của người Nhật Bản (được coi như lễ Vu Lan ở Việt Nam) bắt đầu. Đây cũng là thời điểm người Nhật Bản về nước sum họp gia đình, gần giống mỗi dịp tết của người Việt Nam.

Với 180 nhân viên hiện tại, Yến Nhi đặt mục tiêu, trong 3 năm tới, hệ thống sẽ có 100 cửa hàng. Khi đó, số nhân viên được làm việc theo năng lực, hưởng theo thành quả sẽ là hàng ngàn người. Rồi từ đây, họ có cơ hội giúp đỡ được không ít người khác. Cô cũng không chỉ kinh doanh tại Việt Nam, mà còn hướng đến bất cứ khu vực nào có nhóm khách hàng Nhật Bản tiềm năng, sẵn sàng chi trả 8 USD/ly cocktail. Trước mắt, Tanabata sẽ chuẩn bị xuất hiện tại một số nước châu Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan trong vài tháng tới.

nu doanh nhan suyt pha san o tuoi 24 vuc day sau nhung vap nga
Dàn PG tại Tanabata. Ảnh: Nguồn Internet

Nhân viên phải có tiền

Không phải ngẫu nhiên, Yến Nhi chọn kinh doanh quán bar, bởi trong thời gian học đại học, cô đã làm tổng quản lý của hệ thống 3 quán karaoke và 2 quán bar, dù ban đầu, Yến Nhi chỉ định tìm một công việc đơn giản với mức lương 3 triệu/tháng.

“Tìm được việc ở quán bar, mới đầu tôi nghĩ, chỉ làm một tháng thôi, nhưng sau đó thấy công việc rất dễ dàng và nhàn, chỉ cần rửa ly, pha cocktail, nên thời gian làm việc cứ thế trôi qua. Tôi làm cho ông chủ cũ 4 năm, thì 3 năm làm quản lý”, Yến Nhi cho biết.

Nhận thấy bản thân có vẻ hợp với việc kinh doanh trong quán bar, nên sau khi tốt nghiệp đại học, Yến Nhi quyết định làm chủ khi mới ở tuổi 23. Chọn cách “liệu cơm gắp mắm” và bằng kinh nghiệm đã vực dậy quán lúc khủng hoảng khi đa số nhân viên bỏ việc, Nhi chỉ tuyển dụng nhân viên vừa đủ với số khách đến quán. Dần dần, cô đã nhanh chóng lấy lại niềm tin khách hàng và sẵn sàng mua lại 2 quán khác.

“Một người bạn muốn chuyển nhượng lại 2 quán đang hoạt động kém hiệu quả, thế là tôi mua lại vì muốn họ có tiền, thay vì đóng cửa và âm vốn. Khi quản lý cùng lúc 3 nhà hàng, tôi mới nhận ra bản thân có khả năng quản lý nhiều quán, chứ không chỉ một”, người sáng lập Tanabata nói.

Cũng từ đó, cô đặt ra cách đào tạo nhân viên bài bản nhằm khẳng định, không phải ai hoạt động trong bar cũng thiếu văn hóa. Cô đặt ra nguyên tắc, trong giao tiếp, không được xưng mày, tao, chửi thề và chỉ cần đánh nhau một lần sẽ bị sa thải. Cô không muốn mọi người nghĩ, các nhân viên quán bar là vô văn hóa, không có mục tiêu sống, mà ngược lại, khi làm việc tại Tanabata, họ có nguồn thu nhập chính đáng.

Người sáng lập này cũng cho rằng, họ là một trong những doanh nghiệp trả lương cao nhất, nhì trong ngành. Một nhân viên phục vụ được trả 5 triệu đồng/tháng, trong khi với mức lương này, ở những thương hiệu khác, phải ở vị trí quản lý, nhưng Tanabata luôn đưa ra những quy tắc kỷ luật nhất cho nhân viên.

“Vẫn có trường hợp nhân viên nghỉ việc đồng loạt. Tôi chấp nhận và nghĩ rằng, đó là quy luật đào thải, không cùng tần số thì không nên cản bước phát triển của nhau”, Yến Nhi cho biết. Cô cũng không ngần ngại cho biết thêm, có đến 7/10 đối thủ hiện nay của Tanabata từng là nhân viên của quán.

Dù hoạt động kinh doanh trong nước cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, vì theo tính toán của Yến Nhi, chỉ 30% khách Nhật có nhu cầu đi chơi tại quán bar và chỉ một nửa trong số đó có thói quen quay lại quán cũ. Số lượng khách hàng không tăng nhanh như sự xuất hiện của các quán bar, thế nên, Tanabata luôn chọn cách phục vụ khác biệt, lấy chất lượng dịch vụ làm yếu tố cốt lõi và hệ thống nhân viên sẽ góp phần làm nên những giá trị cốt lõi ấy.

Hoài Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm