Nông, lâm và thuỷ sản chế biến tồn kho hơn 48.200 tấn hàng

Cập nhật: 11:04 | 03/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Theo khảo sát của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, các doanh nghiệp là thuộc nhóm ngành: sản xuất, chế biến và thương mại xuất khẩu nông sản (thành viên Hiệp hội) đang tồn kho 48.200 tấn hàng với giá trị thiệt hại ước tính trên 410 tỷ đồng.

nong lam va thuy san che bien ton kho hon 48200 tan hang

Xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 2,9 tỷ USD trong quý I

nong lam va thuy san che bien ton kho hon 48200 tan hang

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 9,7 tỷ USD 2 tháng đầu năm 2020

nong lam va thuy san che bien ton kho hon 48200 tan hang

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt hơn 16 tỷ USD

Kết quả rà soát này được VIDA thực hiện với 50 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất, chế biến và thương mại xuất khẩu nông sản vào cuối tháng 3 vừa qua.

Đáng chú ý, số liệu rà soát cho thấy, trong tổng lượng hàng nông, hải sản, thực phẩm chế biến tồn kho trên 48.000 tấn, thì tồn kho nhiều nhất về số lượng có các mặt hàng cà phê, tiêu, điều với trên 43.000 tấn ước tính trị giá 50 tỷ đồng. Các sản phẩm hải sản chủ yếu là tôm tồn kho trên 1.000 tấn trị giá 35 tỷ đồng. Các sản phẩm chế biến, chế biến sâu tồn kho 100 tấn trị giá khoảng 25 tỷ đồng. Đặc biệt, tồn kho các sản phẩm gỗ lên tới 260 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị lượng hàng tồn kho này.

Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp, khảo sát của VIDA cho thấy, 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định có thiệt hại kinh tế đáng kể do tác động của dịch bệnh.

nong lam va thuy san che bien ton kho hon 48200 tan hang
Nông lâm và thuỷ sản chế biến tồn kho hơn 48.200 tấn hàng

Ước tính, tỷ lệ sụt giảm doanh thu quý I/2020 trung bình giảm 30 - 50%, cá biệt một số doanh nghiệp giảm tới 70% doanh thu so với giai đoạn trước dịch. Các doanh nghiệp phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi áp lực về tài chính, lãi vay đang là gánh nặng với doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn phải duy trì các chi phí cố định nhưng doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, trong khi đó, lượng hàng tồn lớn dẫn tới tăng chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản.

Dự báo về nhu cầu nguyên liệu trong 6 tháng tới, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cho biết, có thể chủ động được vấn đề nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong đó nhu cầu nguyên liệu chủ yếu là phân bón 4.000 tấn. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra tiêu thụ và bảo quản đang là những khó khăn lớn đặt ra.

Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới, giảm rủi ro khi phụ thuộc vào một số ít thị trường truyền thống. Đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ logistics, kho bãi, kho lạnh, các hãng tàu… cần hỗ trợ việc bảo quản hàng hóa, giảm chi phí bảo quản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm cần có chế độ bảo quản đặc biệt.

Doanh nghiệp nhập khẩu chủ động điều tiết giảm lượng hàng nhập, đặc biệt là những mặt hàng nông sản mà trong nước đang sản xuất được nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa theo các chuỗi siêu thị, bán lẻ, ưu tiên tiêu thụ nông sản thực phẩm trong nước. Các giải pháp được đưa ra để vượt qua thời gian khó khăn của dịch bệnh nhưng quan trọng nhất với những doanh nghiệp bây giờ để duy trì sản xuất, xuất khẩu thì phải có vốn tín dụng.

Nguyễn My