Sức khỏe:

Những tác hại không ngờ khi sử dụng quạt sai cách trong mùa nóng

Cập nhật: 12:45 | 15/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Mỗi gia đình thường xuyên sắm vài ba cây quạt điện trong nhà, nhất là vào mùa hè quạt luôn chạy hết công suất để xua tan đi cái oi ả, nóng nực. Nhưng có khá ít người chú ý đến cách dùng quạt sao cho đúng, để có thể đảm bảo sức khỏe và làm hạ nhiệt không khí nóng bức ngột ngạt ngày hè.

nhung tac hai khong ngo khi su dung quat sai cach trong mua nong

Những loại trái cây nên kết hợp ăn vào buổi sáng

nhung tac hai khong ngo khi su dung quat sai cach trong mua nong

Những loại thực phẩm giàu vitamin D

nhung tac hai khong ngo khi su dung quat sai cach trong mua nong

Những lưu ý khi sử dụng Nha đam

1. Tác hại sử dụng quạt không đúng cách:

Cơ thể bị mất nước

Để quạt thổi trực tiếp vào người trong thời gian dài sẽ làm mồ hôi bốc hơi nhanh, giảm bài tiết khiến cơ thể giảm cảm giác thiếu nước. Khi đó, nếu bạn không dung nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, bạn sẽ bị thiếu nước dẫn đến tình trạng uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc.

Mất cân đối tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi

Dùng quạt khi trời nóng, phần cơ thể hứng gió quạt nhiều hơn sẽ bốc mồ hôi nhanh, phần khuất gió mồ hôi sẽ bốc hơi chậm hơn và nhiệt độ da cao hơn làm mạch máu khu vực này giãn rộng. Từ đó dẫn tới mất cân đối tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi, cơ thể phản ứng thành các trạng thái chóng mặt, mệt mỏi, đau khắp thân mình và cảm cúm.

Những người mới vận động ra mồ hôi nhiều nếu dùng quạt ngay thì tình trạng nêu trên sẽ nặng nề hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể dẫn tới dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió và các bệnh cảm cúm, đau họng, nhức mỏi, thậm chí cả tiêu chảy...tưởng chừng như chỉ gặp vào mùa lạnh.

nhung tac hai khong ngo khi su dung quat sai cach trong mua nong
Ảnh minh họa

2. Cách dùng quạt hợp lý vào mùa nóng:

Dùng quạt khi ngủ

Nên sử dụng ở mức gió nhẹ đến trung bình, không bật quạt số cao cũng như không để cả đêm. Vì khi chúng ta ngủ, hệ miễn dịch rơi vào tình trạng nghỉ ngơi, các cơ quan nội tạng cũng gần như tạm ngừng. Việc hứng gió quạt trực tiếp trong thời gian dài sẽ dễ cảm cúm, sổ mũi, đau họng...

Dùng quạt cho người già và trẻ nhỏ

Chỉ nên để số nhẹ và để chế độ quay cho gió quạt làm thoáng và dịu không khí trong phòng. Không để quạt quá gần hay thổi trực tiếp vào người, không dùng quạt liên tục trong thời gian dài. Vì đây là 2 đối tượng có hệ miễn dịch khá yếu, cơ thể sẽ dễ phản ứng hơn với sự mất cân bằng nhiệt, gây các bệnh về hô hấp, cảm cúm, xương khớp...

Dùng quạt sau khi vận động, ra mồ hôi nhiều

Không ngồi ngay vào quạt khi cơ thể đang tiết mồ hôi nhiều khiến mất cân đối nhiệt. Hãy uống thêm nhiều nước, lau khô người và đợi một lát cho cơ thể ổn định mới dùng quạt để làm dịu cảm giác nóng bức.

Dùng quạt cả ngày

- Luôn ghi nhớ nằm cùng hướng thổi của quạt, không để quạt thổi trực tiếp vào mặt.

- Không bật số cao và để quạt thổi liên tục vào một phần cố định của cơ thể.

- Không sử dụng quạt liên tục mà nên có những quãng nghỉ khoảng 15 - 20 phút và chỉ sử dụng liên tục từ 30 - 60 phút.

- Lưu ý để chế độ hẹn giờ cho quạt khi dùng qua đêm.

- Tốt nhất nên để quạt thổi hướng ra các cửa sổ hay cửa chính để không khí trong phòng được lưu thông tốt hơn, giảm cảm giác oi nóng bức bí.

- Nếu có điều kiện kinh tế, bạn có thể trang bị các loại quạt có chế độ tạo ion lọc không khí, gió mát tự nhiên để không gian sử dụng dễ chịu và trong lành hơn. Và từ đó ta cũng bớt lạm dụng quạt quá mức và sai cách.

nhung tac hai khong ngo khi su dung quat sai cach trong mua nong
Ảnh minh họa

Những người không nên để quạt thổi trực tiếp vào người

- Bệnh nổi mề đay, cảm lạnh, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy và đau bụng kinh, nếu để quạt thổi trực tiếp vào người sẽ làm cho các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn, thậm chí tệ hơn, chẳng hạn như phát ban rubella sẽ lan rộng ra và càng ngứa nhiều hơn .

Ngoài ra, những người bị thiếu hụt về sức khỏe thể chất, đặc biệt là những người bị thiếu khí nên cẩn thận hơn, bởi vì khí có tác dụng bảo vệ bề mặt bên ngoài của cơ thể, có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại bên ngoài.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan