Những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi

Cập nhật: 10:41 | 25/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nhà nước ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động (NLĐ) trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nhiều NLĐ lại không nắm được các quy định của Nhà được để bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây là những điểm quan trọng nhất của Bộ luật Lao động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

nhung dieu nguoi lao dong can biet de bao ve quyen loi

Quy định về hợp đồng khoán việc

nhung dieu nguoi lao dong can biet de bao ve quyen loi

Quyền lợi của người lao động sau khi công ty giải thể là gì?

nhung dieu nguoi lao dong can biet de bao ve quyen loi

Quy định pháp luật về trợ cấp, bồi thường lao động

nhung dieu nguoi lao dong can biet de bao ve quyen loi
Ảnh minh họa

1. Chỉ được thử việc 01 lần

- Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2012: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc.

Thời gian thử việc tối đa:

+ Không quá 60 ngày (đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên);

+ Không quá 30 ngày (đối với công việc cần trình độ trung cấp);

+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

- Doanh nghiệp yêu cầu lao động thử việc quá 01 lần hoặc quá thời gian quy định bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng và buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

2. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức

Bộ Luật Lao động 2012 quy định, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức. Ví dụ, lương chính thức 10 triệu thì lương thử việc ít nhất là 8.5 triệu.

Ngoài ra, theo quy định, thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc, người sử dụng lao động phải báo cho NLĐ về kết quả thử việc. Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay. Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc. Người vi phạm sẽ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho NLĐ.

3. 03 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho NLĐ kết quả thử việc

Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc, nếu đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động ngay với người lao động.

Nếu không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

Điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động, sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 02 -05 triệu đồng.

4. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu các vùng năm 2017 do Chính phủ quy định cụ thể như sau:

Vùng I 3.750.000 đồng/tháng;

Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng;

Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng.

Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng.

Nếu người sử dụng lao động trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì bị phạt tiền từ 20 – 75 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị đình chỉ hoạt động từ 1 tháng đến 3 tháng.

5. Thời gian làm việc

- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần (Điều 104 Bộ luật Lao động 2012)

- Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định (khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

6. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của NLĐ

Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định, doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ. Nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng (Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

7. Trốn đóng bảo hiểm cho NLĐ sẽ bị xử tù

Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ 1/7) quy định, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, phạm tội thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm tùy vào mức độ vi phạm.

Pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

8. Tiền lương làm thêm giờ

Theo Bộ luật Lao động, NLĐ làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% lương; vào ngày nghỉ hằng tuần được hưởng 200%; vào ngày lễ, Tết được hưởng 400% lương (Điều 97, Điều 115 - Bộ luật Lao động năm 2012).

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm được trả lương: Ngày thường = 210%; ngày nghỉ hàng tuần = 270%; ngày lễ, Tết = 390%.

Doanh nghiệp trả lương làm thêm giờ thấp hơn quy định sẽ bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.

9. Người lao động được trả lương đúng hạn, đầy đủ

Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ nguyên tắc trả lương cho người lao động: Trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn

Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.

10. Phạt tiền nếu không nhận lại NLĐ tạm hoãn hợp đồng

Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại NLĐ đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng: Tham gia nghĩa vụ quân sự; Bị tạm giam, tạm giữ; Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc; Lao động nữ mang thai; Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.

11. Phụ nữ được nghỉ 30 phút trong kỳ kinh nguyệt

Theo quy định, nếu không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong kỳ kinh nguyệt, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền đến 1 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

12. Cấm phạt tiền, cắt lương NLĐ thay cho xử lý kỷ luật lao động

Bộ luật Lao động 2012 nhấn mạnh cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Nếu vi phạm bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

13. NLĐ được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện

NLĐ sẽ được miễn toàn bộ án phí, lệ phí nếu khởi kiện người sử dụng ra tòa để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm