Những cơ hội mới cho các nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản

Cập nhật: 12:00 | 10/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán để huy động vốn khi các ngân hàng siết tín dụng. Điều này đã hút dòng tiền lớn và mở ra cơ hội đầu tư mới.  

nhung co hoi moi cho cac nha dau tu co phieu bat dong san Thị trường chứng khoán Việt “hút” mạnh vốn ngoại
nhung co hoi moi cho cac nha dau tu co phieu bat dong san Thời kỳ “vàng son” của nhóm cổ phiếu công nghệ đã qua?
nhung co hoi moi cho cac nha dau tu co phieu bat dong san Nên đầu tư cổ phiếu nào khi nhiều nhóm ngành tăng trưởng tốt?
nhung co hoi moi cho cac nha dau tu co phieu bat dong san Vốn ngoại thay đổi cuộc chơi giữa các công ty chứng khoán

Từ cuối năm 2017 đến nay, có khoảng gần 70 doanh nghiệp BĐS, trong đó có nhiều DN lớn đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như: Công ty CP Vincom Retail (VRE), Công ty CP Đầu tư Văn Phú - invest (VPI), Công ty CP Bất động sản Thế kỷ (CRE) Công ty CP Hưng Thịnh Incons (HTN)… Theo thống kê, trong 5 năm (giai đoạn năm 2014 - 2018), cổ phiếu hai ngành ngân hàng và BĐS đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong khi VN-Index chỉ dừng ở mức hai con số.

nhung co hoi moi cho cac nha dau tu co phieu bat dong san

Phân tích về nguồn vốn tiềm năng và cơ hội đầu tư từ cổ phiếu BĐS, TS.LS Bùi Quang Tín - chuyên gia Kinh tế Tài chính thuộc Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào bất động sản đã chiếm hơn 1/4 tổng vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam. Với lượng vốn này, bất động sản là lĩnh vực hút vốn ngoại lớn thứ 2, chỉ sau công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nếu cả năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào BĐS chỉ ở mức 3 tỷ USD thì năm 2018, chỉ trong 6 tháng nguồn vốn này đổ vào Việt Nam đã đạt hơn 5,5 tỷ USD. Đáng chú ý, lĩnh vực này cũng bắt đầu xuất hiện những dự án tỷ USD trong đó, các dự án bất động sản được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm không chỉ dồn vào dòng khách sạn, nghỉ dưỡng mà còn phát triển cả các dự án nhà ở và hạ tầng đô thị.

TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư, Savills Việt Nam nhìn nhận, thời gian qua, nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản (TTBĐS) dồi dào bởi sự gia tăng của các chủ đầu tư nước ngoài và những chính sách vĩ mô phù hợp. TS. Sử Ngọc Khương dẫn chứng, trong quý 3, GDP của Việt Nam tăng 6,88%, giúp nền kinh tế giữ vững vị trí trong những quốc gia có chỉ số tăng trưởng tốt nhất thế giới. Trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch tăng 5,89% góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành khách sạn nghỉ dưỡng.

Các chuyên gia kinh tế và BĐS cho rằng, năm 2019 và thời gian tới, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục lên kế hoạch với chiến lược đầu tư lâu dài để củng cố vị thế và tối đa hóa giá trị tại TTBĐS Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp bằng hình thức mua bán sáp nhập (M&A). Đặc biệt, các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi tích lũy đầy đủ kinh nghiệm, sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam với hy vọng nới rộng biên lợi nhuận.

Về xu hướng bất động sản hình thành từ dòng các Quỹ đầu tư ngoại, TS.Bùi Quang Tín cho rằng, nguồn vốn FDI cam kết vào lĩnh vực bất động sản tiếp tục có chiều hướng tăng cao trong thời gian tới và khá đa dạng, từ phát triển nhà ở đến sản xuất công nghiệp, bán lẻ, văn phòng đến du lịch. Xuất hiện xu hướng mở rộng dòng vốn FDI vào các phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân. Bên cạnh đó là xu hướng này, có rất nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc và sẵn sàng tham gia liên doanh, góp vốn với các chủ đầu tư Việt Nam có uy tín tốt.

Phân tích về cơ hội đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành bất động sản, TS. Sử Ngọc Khương nhận định, thị trường bất động sản cũng như cổ phiếu bất động sản đang sở hữu những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng cũng hàm chứa những rủi ro nhất định. Một trong những rủi ro trước mắt, đặc biệt là tại khu vực TP.HCM sẽ xảy ra khi điều kiện nguồn cung hạn chế vì thủ tục kéo dài hoặc quỹ đất sạch ngày càng thu nhỏ.

nhung co hoi moi cho cac nha dau tu co phieu bat dong san
Đầu tư cổ phiếu bất động sản sẽ là xu hướng trong những năm tới

“Tuy nhiên, bước vào quý I/2019, số lượng giao dịch chung cư, nhà liền kề và đất nền dự báo tăng trưởng và có khả năng cải thiện đáng kể doanh thu và lợi nhuận của các công ty bất động sản. Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là việc các cổ phiếu nhóm ngành bất động sản niêm yết dần thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của dòng tiền”, TS. Sử Ngọc Khương nhận định.

Còn theo ông Trương Hiền Phương - Giám đốc Môi giới, Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, dù thị trường có biểu hiện chững lại trong năm 2018 nhưng đa số các doanh nghiệp bất động sản vẫn có nền tảng tốt. Từ 2017-2018, nhiều công ty bất động sản xác định sử dụng tối đa nguồn vốn tự có. Điều này khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn và thị trường cũng phát triển bền vững hơn.

“Dòng tiền âm của các công ty bất động sản hiện nay khá lớn, đồng nghĩa các doanh nghiệp đã chủ động ‘bung’ tiền nhiều hơn vào các dự án. Đây là một trong những tín hiệu vui, chỉ sợ doanh nghiệp không có dự án để bán mà thôi”. Ngoài ra một số cổ phiếu bất động sản hiện nay có chỉ số PE dưới 15, chỉ số PB, đa phần dưới 1 hoặc tiệm cận 1 - so với mặt bằng chung thị trường là khá rẻ, ông Phương nhận định.

Nhìn nhận ở góc độ TTCK đang mang lại gì cho thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, ở nhiều nước, các quỹ đầu tư và TTCK là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản. Còn tại Việt Nam, thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc lớn vào nguồn tín dụng ngân hàng vốn có chi phí cao và thiếu ổn định.

“Lộ trình giảm dần nguồn tín dụng địa ốc này của Ngân hàng Nhà nước đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ TTCK, trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên để thích ứng với lộ trình này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật tích cực về mọi mặt”, ông Châu khuyến cáo.

Nguyễn Thanh